- Email: info@lawfirmelite.com/vi
- Hotline: (+84) 988746527
- Tel: (+84-24) 37373051
Tin tức
Đăng ký quốc tế kiểu dáng theo Thỏa ước La Hay
Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (gọi tắt là Thỏa ước La Hay) là một Điều ước quốc tế do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (viết tắt là WIPO) quản lý, tạo lập một cơ chế đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp đơn giản và tiết kiệm nhằm giải quyết những khó khăn của việc nộp đơn cho cùng một kiểu dáng công nghiệp tại nhiều quốc gia.
Với Thỏa ước La Hay, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp không phải nộp các đơn tới từng quốc gia riêng biệt mà chỉ cần nộp một đơn duy nhất đến một cơ quan duy nhất (Văn phòng quốc tế của WIPO) trong đó chỉ định đến các quốc gia mong muốn được bảo hộ (với điều kiện các quốc gia này là thành viên của Thỏa ước La Hay).
Trên cơ sở đánh giá sự ưu việt của các Văn kiện trong Hệ thống La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp, ngày 30/9/2019, Việt Nam đã quyết định gia nhập Thỏa ước La Hay theo Văn kiện Geneva 1999. Theo đó, Thỏa ước La Hay chính thức có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 30/12/2019.
Thông tin chi tiết tham khảo tài liệu “Hướng dẫn đăng ký quốc tế kiểu dáng theo Thỏa ước La Hay”
Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ
Tổng hợp bởi: ELITE LAW FIRM
Ngành công nghiệp điện tử mới chỉ thành lập vào thế kỷ 20 gần đây, nhưng đã chứng kiến tốc độ phát triển mau chóng khi con người ngày càng hiện đại hóa cuộc sống của mình.
Đây là một trong những ngành công nghiệp có quy mô lớn nhất hiện nay, với trị giá hàng ngàn tỷ USD là hạng mục quan trọng trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Dưới đây là danh sách các công ty điện tử lớn nhất thế giới của chúng ta, khá chắc chắn trong ngôi nhà của bạn đang hiện diện không ít sản phẩm của họ.
1. Panasonic
– Tổng doanh thu năm 2019: 68,9 tỷ USD.
– Tổng lãi ròng năm 2019: 2 tỷ USD.
– Tổng tài sản năm 2019: 57,5 tỷ USD.
– Tổng số nhân viên: hơn 259 ngàn người.
Được thành lập vào năm 1918 tức đã cách đây hơn một thế kỷ, Panasonic ban đầu là một hãng sản xuất bóng đèn ở Nhật Bản. Công ty dần mở rộng kinh doanh và trở thành một gã khổng lồ trong ngành điện tử. Họ nổi tiếng với pin sạc lại, máy quay phim, hệ thống điện tử hàng không và xe hơi, thiết bị điện, điện gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, điện tử nghe nhìn gồm TV, đầu Blu-ray, máy nghe nhạc, tai nghe, dàn âm thanh,…
2. Sony
– Tổng doanh thu năm 2019: 75,9 tỷ USD.
– Tổng lãi ròng năm 2019: 5,3 tỷ USD.
– Tổng tài sản năm 2019: 213 tỷ USD.
– Tổng số nhân viên: hơn 117 ngàn người.
Thuộc thế hệ đàn em sau này của Panasonic, Sony được coi là “bộ mặt” của ngành công nghiệp điện tử nước Nhật hiện nay và nổi tiếng trên toàn cầu. Họ có sự hiện diện rộng khắp trong ngành điện tử và thậm chí còn lấn sân sang cả hoạt động giải trí, dịch vụ tài chính, bán dẫn. Sony cũng là công ty Nhật Bản đầu tiên tấn công ra thị trường nước ngoài, niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.
Vị thế của Sony khá vững chắc trên bản đồ thế giới, là một trong ba hãng sản xuất TV có doanh thu lớn nhất sau Samsung và LG của Hàn Quốc. Ngoài ra, họ cũng nổi bật ở sân chơi máy chụp hình khi xếp thứ hai sau Canon. Bên cạnh đó là dải sản phẩm phong phú gồm máy quay phim, tai nghe, dàn âm thanh, máy chiếu, điện thoại,… Ở lĩnh vực bán dẫn, cảm biến hình ảnh Sony kiểm soát một nửa thị trường.
Gần đây nhất, công ty giới thiệu PlayStation 5 đã tạo nên cơn sốt “cháy hàng” toàn cầu. Vốn hóa thị trường của Sony đã tăng không ngừng kể từ khi máy chơi game được giới thiệu, chạm ngưỡng 115 tỷ USD. Ngoài ra, các nhánh giải trí còn lại cũng rất phát triển. Họ là hãng thu âm lớn thứ hai thế giới, nhà xuất bản âm nhạc lớn nhất, hãng phim lớn thứ 4 Hollywood, doanh thu đứng thứ hai trong ngành công nghiệp gaming.
3. Hitachi
– Tổng doanh thu năm 2019: 80,6 tỷ USD.
– Tổng lãi ròng năm 2019: 806 triệu USD.
– Tổng tài sản năm 2019: 91,8 tỷ USD.
– Tổng số nhân viên: hơn 300 ngàn người.
Hitachi là một trong nhiều công ty Nhật Bản thuộc nhóm doanh nghiệp điện tử lớn nhất thế giới. Xét về tuổi tác, Hitachi là cái tên lâu đời nhất ở đây, được thành lập từ tận năm 1910 tức trước cả Panasonic gần một thập niên. Xét về quy mô, Hitachi đa ngành hơn cả “hậu bối” Sony kể trên khi tham gia tới 10 lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Quy mô của họ trải dài vượt quá sức tưởng tượng của nhiều người.
Bạn có thể đã biết tới Hitachi qua TV Plasma đã bị khai tử, dàn âm thanh, tai nghe, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt hay nồi cơm điện. Tuy nhiên, với khoảng 800 đến 900 công ty lớn nhỏ trên toàn cầu, tập đoàn Hitachi còn tham gia sản xuất máy móc công trường, ngành năng lượng trong đó có điện hạt nhân, hạ tầng giao thông và đô thị, siêu máy tính, thiết bị chế tạo bán dẫn, phụ tùng ô tô, công nghệ phòng thủ trong quân sự,…
4. Foxconn
– Tổng doanh thu năm 2019: 172,6 tỷ USD.
– Tổng lãi ròng năm 2019: 3,7 tỷ USD.
– Tổng tài sản năm 2019: 110,7 tỷ USD.
– Tổng số nhân viên: hơn 750 ngàn người.
Doanh nghiệp có lực lượng lao động lớn nhất thế giới hiện nay trong ngành điện tử. Foxconn là một công ty Đài Loan thành lập năm 1974, chịu trách nhiệm sản xuất theo hợp đồng cho nhiều công ty, tập đoàn lớn. Những sản phẩm mà họ lắp ráp gồm có iPhone, iPad, Kindle, PlayStation, Wii U, Xbox,… Người sáng lập tập đoàn này là ông Quách Đài Minh (Terry Gou) với số vốn khởi điểm ban đầu 7.500 USD, lúc đó vẫn còn là một xưởng nhỏ chủ yếu làm linh kiện cho TV.
Bên cạnh hoạt động sản xuất theo hợp đồng đã rất nổi tiếng, Foxconn cũng sở hữu một số công ty sản xuất thành phẩm với thương hiệu riêng. Quen thuộc nhất là Sharp, được Foxconn mua lại vào năm 2016 với số tiền hơn 3,8 tỷ USD. Công ty con FIH Mobile hiện đang chịu trách nhiệm sản xuất điện thoại dưới thương hiệu Nokia. Cái tên cuối cùng kém nổi tiếng hơn là Belkin, chuyên sản xuất phụ kiện và thiết bị mạng.
5. Samsung Electronics
– Tổng doanh thu năm 2019: 197,7 tỷ USD.
– Tổng lãi ròng năm 2019: 18,5 tỷ USD.
– Tổng tài sản năm 2019: 304,9 tỷ USD.
– Tổng số nhân viên: hơn 287 ngàn người.
Tiếp theo là một cái tên rất quen thuộc với người dân châu Á, được ví như biểu tượng vươn lên của xứ sở kim chi. Samsung Electronics là một thành viên nằm trong Samsung Group và cũng là doanh nghiệp có quy mô nhất, nhắc đến Samsung thường được hiểu là nói đến đơn vị Electronics này. Ước tính, chỉ riêng phần Electronics cũng đã đóng góp khoảng 2/3 doanh thu cho toàn tập đoàn (số liệu 2012).
Với gần 290 ngàn nhân viên, công có mạng lưới marketing và sản xuất hiện diện trên 70 quốc gia. Sản phẩm của Samsung Electronics rất đa dạng nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là TV và smartphone. Họ là hãng sản xuất TV và smartphone lớn nhất thế giới. Ngoài ra, đứng thứ hai trong ngành bán dẫn khi xét đến doanh thu, thị phần dẫn đầu khi nhắc đến các DRAM và NAND flash, cảm biến hình ảnh chỉ xếp sau Sony.
6. Apple
– Tổng doanh thu năm 2019: 260 tỷ USD.
– Tổng lãi ròng năm 2019: 55,2 tỷ USD.
– Tổng tài sản năm 2019: 338,5 tỷ USD.
– Tổng số nhân viên: hơn 137 ngàn người.
Thật dễ dàng để bạn có thể đoán ra việc Apple cũng nằm trong danh sách này. Đây là công ty duy nhất trong danh sách có doanh thu trên 200 tỷ USD, lãi ròng cũng cao nhất. Đồng thời, là thương hiệu giá trị nhất hành tinh và là một trong số ít doanh nghiệp có thể đạt vốn hóa hơn 2.000 tỷ USD.
Khác với các tập đoàn châu Á thường mở rộng kinh doanh ra nhiều lĩnh vực, Apple có dải sản phẩm rất tinh gọn. Nổi tiếng và quan trọng nhất chính là iPhone, thứ đã tạo nên thành công như ngày hôm nay của công ty. Bên cạnh là iPad, máy tính Mac, dòng tai nghe AirPods, đồng hồ Apple Watch,…
So với Sony, Samsung hay Panasonic ở trên, Apple cũng là công ty có nhiều thị phi nhất trên truyền thông. Bạn sẽ không khó để thấy công ty ra mắt một sản phẩm mới, sau đó thổi bùng những tranh cãi gay gắt trong giới công nghệ, cũng như là nguồn cảm hứng bất tận cho trào lưu chế meme của dân mạng.
Tổng hợp bởi: ELITE LAW FIRM
1. Thông báo về tiếp nhận yêu cầu thẩm định nhanh đơn sáng chế (PPH) từ ngày 01/10/2020 đến ngày 31/3/2021 theo Thỏa thuận hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Cơ quan Sáng chế Nhật Bản
Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về tiếp nhận yêu cầu thẩm định nhanh đơn sáng chế (Chương trình PPH – Patent Prosecution Highway) giai đoạn từ ngày 01/10/2020 đến ngày 31/3/2021 theo Thỏa thuận hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Cơ quan Sáng chế Nhật Bản.
Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về tiếp nhận yêu cầu thẩm định nhanh đơn sáng chế (Chương trình PPH) giai đoạn từ ngày 01/10/2020 đến ngày 31/3/2021.
Đến hết ngày 16/10/2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận đủ 104 yêu cầu thẩm định nhanh đơn sáng chế (Chương trình PPH) giai đoạn từ ngày 01/10/2020 đến ngày 31/3/2021 theo Thỏa thuận hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Cơ quan Sáng chế Nhật Bản
2. Hướng dẫn chung về Thẩm định nội dung Kiểu dáng công nghiệp của các nước ASEAN
Trong khuôn khổ Dự án hợp tác giữa ASEAN và EU về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (ECAPIII), nhằm nâng cao chất lượng, tính nhất quán và minh bạch hóa công việc do các cơ quan sở hữu trí tuệ ASEAN thực hiện với việc thẩm định và đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Ban chỉ đạo dự án ECAP đã phê duyệt kế hoạch tổ chức xây dựng “Hướng dẫn chung” để áp dụng bởi các cơ quan SHTT các nước ASEAN
Dự án xây dựng Hướng dẫn chung về thẩm định nội dung kiểu dáng công nghiệp của khu vực ASEAN một phần gặp trở ngại do có nhiều khác biệt tồn tại giữa các nước thành viên.
Sự khác biệt trong luật pháp của các quốc gia sẽ đặt tới yêu cầu nội luật hóa nếu có bất ký thay đổi nào. Tuy nhiên, việc xây dựng Hướng dẫn chung cho cả khu vực có thể khuyến khích hài hòa hóa các tiêu chuẩn và điều kiện thẩm định kiểu dáng công nghiệp áp dụng trong khu vực. Các Nguyên tắc Chung này nhằm bổ sung các hướng dẫn để hỗ trợ các tiêu chí thẩm định kiểu dáng công nghiệp được áp dụng bởi các cơ quan SHTT khu vực ASEAN.
Hướng dẫn chung này có thể được sử dụng như một công cụ đào tạo thiết thực cho các thẩm định viên kiểu dáng công nghiệp và như một tài liệu tham khảo cho các chuyên gia tư vấn chuyên ngành và các đại diện sở hữu công nghiệp.
Trên thực tế, kiểu dáng công nghiệp cũng có thể nhận được bảo vệ ở các Quốc gia Thành viên ASEAN thông qua luật bản quyền, mức độ mà kiểu dáng công nghiệp được công nhận là “tác phẩm” hoặc “tác phẩm của mỹ thuật ứng dụng ”. Điều này có thể là do tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế theo Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886, được sửa đổi vào năm 1971, và từ các quy định trong luật bản quyền quốc gia bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng.
Tuy nhiên, các Nguyên tắc chung này không giải quyết được việc bảo hộ các thiết kế hoặc tác phẩm nghệ thuật ứng dụng chưa đăng ký theo luật bản quyền, hoặc hết hiệu lực. Trong khi phần lớn vấn đề được đề cập trong luật pháp quốc gia và thông lệ của các Quốc gia Thành viên ASEAN là nhất quán phù hợp với các Nguyên tắc chung trong bộ hướng dẫn, vẫn còn tồn tại một số khác biệt liên quan đến một vấn đề cụ thể.
Sử dụng bộ hướng dẫn làm tài liệu tham khảo sẽ góp phần thống nhất các tiêu chuẩn và tiêu chí cho thẩm định kiểu dáng công nghiệp tại các nước thành viên ASEAN. Các đăng ký kiểu dáng công nghiệp vẫn phụ thuộc vào luật pháp quốc gia và các quy định của các Quốc gia Thành viên ASEAN
3. Việt Nam chủ trì Hội nghị trực tuyến Cuộc họp lần thứ 62 Nhóm công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 62)
Trong các ngày 25 và 26/11/2020, Chủ tịch Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC) đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Cuộc họp lần thứ 62 Nhóm AWGIPC với sự tham dự của Lãnh đạo Cơ quan Sở hữu trí tuệ 10 nước ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và các đối tác đối thoại của ASEAN về sở hữu trí tuệ như Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu (EUIPO), Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) và Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA).
Hội nghị lần này đã thảo luận đến các nội dung sau: (i) Đánh giá tình hình triển khai các hoạt động ưu tiên năm 2020, thông qua danh mục các hoạt động ưu tiên năm 2021; (ii) Thảo luận và bàn kế hoạch triển khai Chương trình hành động ASEAN về sở hữu trí tuệ giai đoạn 2016-2025 trong thời gian tới; (iii) Họp tham vấn với một số đối tác để rà soát tình hình triển khai kế hoạch hợp tác trong thời gian qua và xây dựng kế hoạch hợp tác trong thời gian tới; (iv) Thông qua lịch dự kiến họp AWGIPC năm 2021; và (v) Thông qua việc Philippines sẽ tiếp nhận vai trò Chủ tịch Nhóm AWGIPC nhiệm kỳ 2021-2023.
Hội nghị cũng quyết định việc do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Cuộc họp lần thứ 63 Nhóm AWGIPC sẽ được tổ chức dưới hình thức Hội nghị trực tuyến vào nửa cuối tháng 3 năm 2021.
Ngoài ra, Việt Nam cũng chủ trì các sự kiện khác của ASEAN dưới hình thức trực tuyến, như Cuộc họp Lãnh đạo Cơ quan Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN và Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO); các cuộc họp đối thoại giữa ASEAN với các đối tác khác như Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu (EUIPO), Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO), và Hiệp hội Nhãn hiệu quốc tế (INTA)./.
Nguồn: http://ipvietnam.gov.vn/
Tổng hợp bởi: ELITE LAW FIRM
Cục Sở hữu trí tuệ đã đưa vào sử dụng thử nghiệm “Thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish” từ ngày 20/11/2019, phiên bản mới nhất đang được sử dụng là V1.5.2. Địa chỉ truy cập là http://wipopublish.noip.gov.vn cho các đối tượng sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu.
“Thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish” là công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới hỗ trợ và phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng. Phần mềm sử dụng giao diện dạng web, có tính thẩm mỹ cao, tốc độ tra cứu nhanh và chính xác, người dùng có khả năng cá nhân hóa các trường tra cứu theo nhu cầu sử dụng. Cơ sở dữ liệu là các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được công bố với tần xuất cập nhật thông tin theo định kỳ 01 lần/tháng.
Giao diện của hệ thống có hai chế độ tra cứu để người dùng lựa chọn, đó là “tra cứu cơ bản” và “tra cứu nâng cao” với các chế độ tra cứu khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng.
Để có thể tìm hiểu rõ hơn về hệ thống này, người dùng có thể tải về hướng dẫn tra cứu cho các đối tượng sở hữu công nghiệp dưới đây:
Hướng dẫn tra cứu sáng chế/giải pháp hữu ích
Hướng dẫn tra cứu kiểu dáng công nghiệp
Mọi ý kiến góp ý, thắc mắc về Thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish, đề nghị Quý Tổ chức, cá nhân gửi về Ban biên tập Cổng thông tin điện tử Cục Sở hữu trí tuệ, email: bbt@ipvietnam.gov.vn.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp khác nhau.
Mặt khác nhãn hiệu còn giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn để mua đúng hàng hóa, dịch vụ của cơ sơ sản xuất, kinh doanh mà họ muốn mua.
Do đó việc xâm phạm, vi phạm nhãn hiệu sẽ dẫn tới những thiệt hại cho bản thân các doanh nghiệp, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường do gây nên sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Bảo vệ nhãn hiệu và tránh vi phạm nhãn hiệu là những yêu cầu cần thiết cho mỗi doanh nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam chính thức thực thi Hiệp định EVFTA.
Đây cũng chính là nội dung chính được đưa ra bàn luận trong chương trình Kinh doanh và Pháp luật ngày 03/10/2020 về chủ đề: TRANH CHẤP NHÃN HIỆU BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN, với sự tham gia tư vấn của Luật sư Nguyễn Trần Tuyên – Giám đốc Công ty Luật TNHH ELITE.
Theo dõi video tại: https://vtvgo.vn/ts/2733671