THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ THEO HỆ THỐNG MADRID

 

 I. GIỚI THIỆU CHUNG

                                                                                  

 1.Hệ thống Madrid là gì?

 

Hệ thống Madrid là hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho phép các cá nhân/doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu tại nhiều quốc gia trên thế giới (hơn 120 quốc gia) thông qua một đơn đăng ký và theo một trình tự thủ tục duy nhất. Hệ thống này được xây dựng dựa trên Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid và được quản lý bởi WIPO có trụ sở tại Geneve, Thụy Sỹ.

 

II. Quy trình nộp đơn đăng ký theo hệ thống Madrid

 

Bước 1: Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam làm đơn cơ sở

 

Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài, chủ nhãn hiệu cần tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đó tại Việt Nam thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.

 

Bước 2: Nộp đơn Đăng ký Quốc tế tới WIPO thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

 

Dựa trên đơn đã nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, chủ nhãn hiệu sẽ nộp đơn đăng ký quốc tế cho Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn đăng ký  quốc tế phải bảo đảm các thông tin (mẫu nhãn hiệu, tên, địa chỉ của người nộp đơn, hàng hoá, dịch vụ và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ) khai trong đơn đăng ký quốc tế chính xác và thống nhất với các thông tin ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu tương ứng đã nộp tại Việt Nam.

 

Sau khi nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo mới hướng dẫn bạn nộp tiền cho Văn phòng quốc tế của WIPO. Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sau đó sẽ được chuyển cho WIPO trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.

 

Chủ nhãn hiệu thanh toán các loại phí đăng ký cho WIPO.

 

Bước 3: WIPO thẩm định hình thức và chuyển hồ sơ đăng ký tới Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia được chỉ định trong đơn quốc tế

 

Tại WIPO, đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ được thẩm định về mặt hình thức, bao gồm tư cách người nộp đơn, mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm/dịch vụ… Trong trường hợp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, đơn sẽ được ghi nhận trong đăng bạ quốc tế và được công bố trên công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO.

 

Tiếp đó, WIPO gửi thông báo cho Cơ quan nhãn hiệu của từng quốc gia mà chủ đơn đã chỉ định bảo hộ nêu trong đơn.

 

Bước 4: Các quốc gia được chỉ định sẽ tiến hành thẩm định nội dung theo các qui định và luật tương ứng của từng nước

 

Từ ngày đăng ký quốc tế hoặc ngày chỉ định sau, các nước được chỉ định sẽ thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế như đối với một đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia bình thường. Mỗi bên tham gia được chỉ định thẩm định nội dung đơn trong khoảng thời gian quy định theo Thỏa ước hoặc Nghị định thư.

 

– Trong vòng 12 tháng (hoặc 18 tháng):

+ Nếu cơ quan nhãn hiệu của nước chỉ định không ra thông báo từ chối thì nhãn hiệu đương nhiên tự động được bảo hộ tại nước đó.

+ Nếu cơ quan nhãn hiệu của nước chỉ định có lý do để không chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu thì sẽ gửi Thông báo từ chối tạm thời việc đăng ký nhãn hiệu đó cho chủ nhãn hiệu. Chủ nhãn hiệu sẽ tiến hành trả lời/khiếu nại Thông báo từ chối theo đúng quy định của quốc gia thành viên đó.

 

Thủ tục thẩm định đơn đăng ký theo hệ thống Madrid được tiến hành độc lập tại mỗi quốc gia được chỉ định. Việc từ chối bảo hộ của một quốc gia này không ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu hay quá trình xem xét bảo hộ ở các nước còn lại.

 

 III. TÀI LIỆU YÊU CẦU

 

  • Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam.
  • Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
  • Mẫu nhãn hiệu (đã được đăng ký tại Việt Nam).
  • Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Giấy uỷ quyền(nếu đơn nộp thông qua đại diện)
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
  • Bản sao Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (áp dụng đối với trường hợp nộp đơn theo Nghị định thư Madrid).
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (áp dụng đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận tại nước sở tại).
  • Bản cam kết sẽ sử dụng nhãn hiệu tại các nước yêu cầu đăng ký bảo hộ (nếu chỉ định vào các quốc gia Ireland, Singapore, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ).

 

 IV. HIỆU LỰC

 

  • Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nộp theo Nghị định thư là 10 năm và có thể gia hạn
  • Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu nộp theo Thỏa ước là 20 năm và có thể gia hạn

III. PHÍ

Để có thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kịp thời, Quý Khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP – QUYỀN SHTT – NHANH CHÓNG

BẢO HỘ – QUYỀN SHTT – AN TOÀN

BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU BỀN VỮNG

CÔNG TY LUẬT ELITE – 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com/vi

X