- Email: info@lawfirmelite.com/vi
- Hotline: (+84) 988746527
- Tel: (+84-24) 37373051
Tin tức
ELITE LAW FIRM rất vinh dự khi được ghi danh trong danh sách của The Trademark Lawyer năm 2018- một tạp chí uy tín về nhãn hiệu trên toàn cầu.
Danh mục các Luật sư chuyên về nhãn hiệu hàng đầu – Tạp chí World Trade Review 1000 là một trong các bảng xếp hạng uy tín nhất và là một công cụ có giá trị để hỗ trợ việc tìm kiếm Luật sư chuyên về nhãn hiệu thích hợp.
Qua cuộc trao đổi, trò chuyện với phóng viên Báo doanh nhân pháp luật số 33 ngày 5/9/2018, Luật sư Nguyễn Trần Tuyên – Giám đốc Công ty Luật ELITE LAW FIRM đã chia sẻ những ý kiến, nhận định của mình về những tiềm năng lớn mà cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng như vai trò, cơ chế xây dựng pháp luật để có thể bắt kịp xu thế mới của thời đại.
Theo Luật sư, trước đây để xây dựng nên một doanh nghiệp có giá trị tỷ USD (đô la Mỹ), các doanh nghiệp phải cần đến hàng chục năm. Nhưng hiện nay, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang tạo ra cơ hội thuận lợi chưa từng có cho các doanh nhân, doanh nghiệp sáng tạo để đưa ra sản phẩm, dịch vụ mới cho thị trường toàn cầu và đạt được giá trị tỷ đô chỉ trong thời gian rất ngắn. Các quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ dưới dạng sáng chế, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu… được coi là tài sản có giá trị vô cùng lớn và quan trọng của các doanh nghiệp tỷ đô.
Bên cạnh những cơ hội đó, doanh nghiệp Việt cũng gặp phải không ít khó khăn, trở ngại khi kinh doanh trong thời đại công nghiệp 4.0. Đầu tiên là nguồn vốn của doanh nghiệp Việt còn hạn chế, không đủ nguồn lực về vốn để đầu tư cho công nghệ mới. Thứ hai, mặt bằng chung về trình độ nền tảng và nhận thức cơ bản về công nghệ, trình độ ngoại ngữ của các chủ doanh nghiệp Việt còn chưa cao nên khó nhận biết, đánh giá được giá trị của công nghệ cũng như có kế hoạch cho việc đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra còn một số hạn chế về pháp luật và chi phí bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn cầu.
Luật sư Nguyễn Trần Tuyên nhấn mạnh vai trò của hệ thống pháp luật trong làn sóng Công nghệ 4.0. Hệ thống pháp luật đầy đủ, có khả năng thực thi hiệu quả trong việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ các thành quả sáng tạo và bảo hộ các tài sản trên không gian mạng internet được coi là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất tạo động lực và niềm tin, cảm hứng cho các doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng và đổi mới công nghệ, hòa nhập vào làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0.
Trước những thách thức mà cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra, Luật sư cho rằng Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả về vốn hoặc vay vốn, đặc biệt là vốn cho nghiên cứu phát triển, đổi mới và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về miễn thuế, giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng công nghệ để khuyến khích và thức đẩy các doanh nghiệp Việt tích cực đầu tư cho nghiên cứu phát triển, đổi mới và ứng dụng công nghệ mói trong sản xuất, kinh doanh. Nhà nước nên có chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các trường PTHH VÀ Đại học giảng dạy ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) và công nghệ (đặc biệt là toán và công nghệ thông tin và kỹ năng lập trình phần mềm) và rèn luyện về ý thức, kỷ luật lao động một cách hiệu quả, năng suất cho lực lượng lao động trẻ Việt Nam. Đặc biệt, Nhà nước cần ban hành kịp thời các văn bản pháp luật quy định việc công nhận và bảo hộ các giao dịch kinh doanh trên không gian mạng internet.
Bài viết chi tiết đã được đăng trên ấn phẩm Doanh nhân và Pháp luật, số 33 (332) ngày 5/9/2018.
Nguyễn Trần Quang Minh (ELITE LAW FIRM) lược dịch
Apple đã được vinh danh là Công ty thành công nhất trong lịch sử. Apple vừa mới trở thành công ty đại chúng đầu tiên trên thế giới có trị giá 1 nghìn tỷ đô–la Mỹ.
Vậy làm thế nào Apple có thể làm được như vậy?
Dưới đây là quan sát nhanh về năm trong số những điều vĩ đại nhất đã giúp cho Apple viết nên câu chuyện thành công nhất trong lịch sử của nhà báo Sarah Porter, BBC News, Singapore.
- Steve Jobs – một thương hiệu tự thân
Là người đồng sáng lập của một trong những công ty thành công nhất trên thế giới, ông là một trong những cái tên không thể thiếu trong thế giới công nghệ.
Ông đặt Apple đi đầu trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân, và đứng đằng sau một bộ sản phẩm mang tính cách mạng, rất hấp dẫn – từ iPod đến iPad.
Nhưng, ông cũng được công nhận là một trong những Giám đốc sáng tạo-điều hành đầu tiên trên thế giới và trở thành một thương hiệu tự thân.
Từ khi ông thành lập Công ty với Steve Wozniak ở Silicon Valley, California, vào năm 1976, Apple đã được xem như là Công ty được sinh ra để tạo nên những điều tuyệt vời.
Cổ phiếu của Apple đã từng được săn đón ngay từ thời điểm nó được đưa lên sàn chứng khoán vào năm 1980, và nó đã trở thành đợt phát chứng khoán lớn nhất trên thị trường kể từ khi Công ty Ford chào sàn vào năm 1956.
Vào năm 1985, ông Jobs bị hất cẳng khỏi công ty do chính mình thành lập sau một cuộc cãi vã với Giám đốc điều hành John Scully.
Nhưng vào năm 1997, sau khi Apple bị hoạt động trong cảnh thua lỗ 12 năm liền, Ngài Jobs đã được mời quay trở lại điều hành Công ty.
Ngài Jobs đã nhanh chóng lắp ghép nhiều mảnh dự án khác nhau và ra mắt khẩu hiệu “Nghĩ Khác” – một chiến dịch được thiết kế để quảng bá cho Apple và các sản phẩm Apple, và sốc lại tinh thần, nhuệ khí cho nhân viên. Công ty đã nhanh chóng có lãi trở lại.
Khi Ngài Jobs mất vào năm 2011, Tổng thống Barack Obama đã ngậm ngùi nói rằng thế giới này đã “bị mất đi một Người nhìn xa trông rộng”.
Apple sẽ không còn là Apple nếu không có tên Jobs đứng sau nó.
- iPhone – một cuộc cách mạng
Ra mắt vào năm 2007, sự ảnh hưởng của Iphone lên công nghệ truyền thông đương đại là mạnh mẽ chưa từng có và là một sự thật không thể chối cãi.
Hãy xem sự phát triển thần kỳ của Apple trong Bảng thời gian biểu Sản phẩm trứ danh cùng doanh thu tương ứng dưới đây
Gần 1,4 triệu chiếc iPhone đã được bán hết ngay trong năm đầu tiên khi chúng xuất hiện trên thị trường. Các đối thủ cạnh tranh như Nokia và Blackberry, những thương hiệu đang thống lĩnh thị trường điện thoại di động, đã nhanh chóng bị đánh “nốc-ao”.
Mặc dù mới đây Apple bị rớt xuống hạng ba trong cuộc chiến nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đứng sau Samsung của Hàn Quốc và Huawei của Trung Hoa, nhưng những chiếc Iphone của Apple vẫn đang giữ vững nhịp tăng trưởng cao trên toàn cầu.
Apple đã bán được 41,3 triệu máy Iphone trong 3 tháng năm nay, tính từ tháng ba đến tháng sáu 2018, và khoảng 216 triệu chiếc trên toàn thế giới vào năm 2017.
Hơn nữa, lợi nhuận của Apple vẫn đang được xác định bởi doanh thu của họ. Trong quý gần đây nhất, 56% doanh thu của Apple đến từ doanh số bán iPhone.
Nhưng có lẽ quan trọng hơn cho tương lai của Apple – iPhone là một cửa ngõ cho các dịch vụ bùng nổ của công ty.
- Dịch vụ của Apple – và lòng trung thành với thương hiệu
Hãy xem iTunes hoặc Apple Music, App Store, iCloud và Apple Pay.
Đây chỉ là một số trong những điều làm nên các dịch vụ kinh doanh của Apple – và chúng được coi là phần doanh thu quan trọng nhất và bộ phận tăng trưởng nhanh nhất về doanh thu của hãng này.
Trong ba tháng tính đến tháng 6 năm 2018, dịch vụ của Apple đã tăng trưởng 31% về doanh thu.
Trong khi iPhone có thể là một cửa ngõ chào hàng của Apple thì những thứ như Apple Music và App Store, lần lượt, giúp thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu Apple.
Nếu người dùng thực sự yêu thích sử dụng Iphone của hộ thì sẽ mua nhạc và phim, hy vọng của Apple là người dùng Iphonesẽ chuyển sang mua một chiếc iPad, một máy Macbook, một TV hoặc đồng hồ Apple.
“Đó là mẹo tài chính khiến cho bạn tiếp tục mua các sản phẩm của Apple”, Paul Nelson, giám đốc điều hành BrandMatters nói.
“Những Thương hiệu mạnh có khách hàng họ đơn giản là những người không quan tâm đến các lựa chọn thay thế khác – và đó là sức mạnh của Apple. Thực tế là bạn vừa trở thành một người trung thành.”
- Trung Quốc và sự tăng trưởng
Nếu không có Trung Quốc, một thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, thành công của Apple sẽ hoàn toàn khác.
Trung Quốc đại lục tạo ra khoảng một phần tư lợi nhuận của Apple.
Ngoài ra, hầu hết iPhone của Apple đều được sản xuất tại Thâm Quyến ở miền nam Trung Quốc.
Và trong khi công ty phải trải qua một cú sốc lớn từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 7 năm 2017 – khi doanh thu từ Trung Quốc Đại lục bị sụt giảm đến hai con số – gã khổng lồ công nghệ đã đảo ngược vận mệnh của mình.
Kể từ tháng 9 năm 2017, Apple đã chứng kiến tăng trưởng doanh thu hai con số hang năm trên toàn khu vực Trung Quốc đại lục.
Làm sao đạt được kỳ tích này? Vâng, iPhone vẫn là một biểu tượng của sự giàu có và đẳng cấp cao trong tầng lớp trung lưu đang phát triển của Trung Quốc, là những cư dân ở các Thành phố lớn.
Vì vậy, bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu sản xuất trong nước có mức giá rẻ hơn, Apple vẫn có sự hấp dẫn mạnh mẽ, ịPhone, iPad và Mac đã giúp hồi phục doanh thu trong khu vực cho Apple.
- Thương hiệu Apple hiện nay
Theo Danh sách Forbes, Tạp chí này định giá giá trị thương hiệu của một công ty bằng cách xem xét con số tài chính của công ty đó, đã xếp hạng Apple là thương hiệu có giá trị nhất trong tám năm liên tiếp vừa qua. Năm 2018 này, thương hiệu Apple có trị giá 182,8 tỷ đô-la Mỹ.
Hiện nay, Forbes chỉ có thể phân tích các công ty hiện diện kinh doanh tại Mỹ, nhưng so sánh giá trị thương hiệu của Apple với thương hiệu Coca-Cola – một công ty hàng đầu thế giới một thời về mặt nhận diện thương hiệu – năm nay chỉ có giá trị 57,3 tỷ đô-la Mỹ.
Với những người trong số chúng ta sinh ra trước khi thiên niên kỷ (trước năm 2000), có lẽ khó tưởng tượng một thế giới mà không có biển hiệu Coca-Cola ở đâu đó dọc theo các con phố mua sắm nơi mình ở.
Nhưng với các thế hệ tiếp theo sinh sau năm 2000, hình ảnh quả táo cắn dở được nhận diện tức thì dường như được coi là một trong những thương hiệu của thế kỷ 21.
“Điều mà Apple đã có thể làm được,mà Coca-Cola không thể làm được, là duy trì được tính liên hệ và tính hiện đại,” Brand Nelson của BrandMatters nhận xét.
“Apple đã đặt người dùng ở vị trí trung tâm trong hệ sinh thái của mình, và người dùng ở trung tâm của tất cả mọi thứ Apple làm. Toàn bộ thương hiệu của họ là về công nghệ cho con người.
“Lý do bạn nhận được cả nghìn tỷ đô-la Mỹ đó là vì bạn đã tạo ra được mô hình kinh doanh của bạn có tích hợp sẵn các chuẩn cho khách hàng có thể sử dụng khi đi bất cứ nơi nào trên thế giới. Và Apple đúng là một hệ sinh thái trọn vẹn” chuyên gia Brand Nelson của BrandMatters kết luận.
(Theo BBC,http://www.bbc.co.uk/news/business-45044963)
Nguyễn Trần Quang Minh (ELITE LAW FIRM) lược dịch
Hãng công nghệ khổng lồ Nokia mới đây tiết lộ rằng hãng dự định tính phí đối với các nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) trong việc sử dụng bằng sáng chế cho công nghệ 5G của họ. Để có được quyền tiếp cận và sử dụng các bằng sáng chế cho công nghệ 5G do Nokia đang sở hữu, mức phí này có thể là 3 đô-la Mỹ cho mỗi thiết bị. Nokia dự kiến sẽ nắm giữ phần lớn các bằng sáng chế công nghệ 5G khi điện thoại thông minh 5G gia nhập thị trường vào năm 2019.
Bà lkka Rahnasto, Trưởng Bộ phận kinh doanh Bằng sáng chế tại Nokia, nói rằng, sự đổi mới của Nokia cùng với cam kết của chúng tôi trong việc mở ra sự chuẩn hóa đã giúp xây dựng hệ thống mạng di động ngày nay và đặt nền tảng cho công nghệ 5G/NR. Thông báo này là một bước quan trọng trong việc giúp các công ty lên kế hoạch cho việc giới thiệu điện thoại di động sử dụng công nghệ 5G/NR cho lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường dự kiến vào năm 2019.
Đầu tư của Nokia trong việc nghiên cứu và phát triển công nghệ 5G đã đem lại cho hãng này một danh mục đáng kể các bằng sáng chế mang tính bản lề và là tiêu chuẩn thiết yếu của công nghệ 5G. Trong một tuyên bố được phát đi cho báo chí, Nokia cho biết họ sẽ tôn trọng các chính sách quyền sở hữu tài sản trí tuệ hiện hành và đã cấp quyền tiếp cận tài sản trí tuệ của mình theo các điều khoản công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử.
Ngoài điện thoại di động, Nokia tin rằng sẽ có rất nhiều người tiêu dùng sử dụng thiết bị và sáng chế của Nokia, Nokia cho biết trong một tuyên bố cho báo chí.
Mức phí li-xăng sáng chế cụ thể cho các thiết bị điện thoại thông minh và thiết bị khác sẽ được Nokia công bố sớm.
Theo Wikipedia, 5G (Thế hệ mạng di động thứ 5 hoặc hệ thống không dây thứ 5) là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông di động sau thế hệ 4G, hoạt động ở các băng tần 28, 38, và 60 GHz. Theo các nhà sáng chế, mạng 5G sẽ có tốc độ nhanh hơn khoảng 100 lần so với mạng 4G hiện nay, giúp mở ra nhiều khả năng mới và hấp dẫn. Lúc đó, xe tự lái có thể đưa ra những quyết định quan trọng tùy theo thời gian và hoàn cảnh. Tính năng chat video sẽ có hình ảnh mượt mà và trôi chảy hơn, làm cho chúng ta cảm thấy như đang ở trong cùng một mạng nội bộ. Các cơ quan chức năng trong thành phố có thể theo dõi tình trạng tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm và nhu cầu tại các bãi đậu xe, do đó có thể gửi những thông tin này đến những chiếc xe thông minh của mọi người dân theo thời gian thực.
Mạng 5G được xem là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT), trong đó các bộ cảm biến là những yếu tố quan trọng để trích xuất dữ liệu từ các đối tượng và từ môi trường. Hàng tỷ bộ cảm biến sẽ được tích hợp vào các thiết bị gia dụng, hệ thống an ninh, thiết bị theo dõi sức khỏe, khóa cửa, xe hơi và thiết bị đeo. Tuy nhiên, để cung cấp 5G, các nhà mạng sẽ cần phải tăng cường hạ tầng cơ sở mạng lưới (gọi là trạm gốc). Họ có thể bắt đầu bằng cách khai thác dải phổ hiện còn trống. Sóng tín hiệu với tần số đo MHz sẽ được nâng cao lên thành GHz hay thậm chí nhanh hơn. Tần số giao tiếp của điện thoại hiện nay ở dưới mức 3 GHz nhưng mạng 5G sẽ yêu cầu những băng tần cao hơn. Mạng 5G dự kiến được tung ra thị trường vào năm 2020 để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và người tiêu dùng.
Các công ty đang phát triển và nắm giữ công nghệ 5G gồm: Intel, Qualcomm nắm giữ công nghệ modem và Lenovo, Nokia, Huawei, Ericsson, ZTE, Cisco và Samsung nắm giữ công nghệ mạng. AT & S nắm giữ công nghệ triển khai truyền thông di động 5G hiện tại với các giải pháp kết nối tối ưu tần số cao (HF) bằng cách phát triển và sản xuất cấu trúc bảng mạch in (PCB).
(Theo: https://patentlawyermagazine.com/nokia-to-charge-for-access-to-its-5g-patents và https://en.wikipedia.org/wiki/5G)
Ngày 16/8/2018 tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Thượng tôn pháp luật trong thời đại công nghệ 4.0”, với sự tham dự đông đảo của các đại biểu đại diện cho giới Doanh Nghiệp, cơ quan Nhà nước và giới Luật sư. Trong đó, có sự tham dự của đại diện ELITE LAW FIRM là Luật sư Nguyễn Trần Tuyên – Giám đốc ELITE LAW FIRM.
(Ảnh: Luật sư Nguyễn Trần Tuyên – Giám đốc ELITE LAW FIRM)
Trong khuôn khổ Tọa đàm, có rất nhiều bài Tham luận và ý kiến đóng góp hữu ích, có giá trị xây dựng của các đại biểu xoanh quanh chủ đề “Thượng tôn pháp luật trong thời đại công nghệ 4.0”. Đây là chủ đề mang tính thời sự cao bởi Cách mạng công nghệ 4.0 là xu thế của thời đại, là câu chuyện của tốc độ, sự cạnh tranh, ai dừng lại sẽ bị thụt lùi. Bởi vậy, để đáp ứng được những điều kiện của cuộc cách mạng công nghệ này, chính phủ đang nỗ lực để giảm bớt nhiều chính sách bất cập nhằm mục đích pháp luật ứng dụng được tốt hơn trong đời sống đồng thời củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp chỉ khi tuân thủ pháp luật, nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, thì mới có được nền móng vững chắc để phát triển bền vững và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Luật sư Nguyễn Trần Tuyên – Giám đốc ELITE LAW FIRM đại diện tham dự Tọa đàm này và cũng có ý kiến đóng cho rằng: mỗi doanh nghiệp cần phải có kế hoạch chủ động để mang lại nhiều giá trị cho người tiêu dùng, nhưng đồng thời cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các quy định về thuế quan và sở hữu trí tuệ. Có thể nói việc tuân thủ pháp luật là một căn cứ vững chắc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay |
Nội dung tóm tắt và một số hình ảnh của buổi tọa đàm được đăng trên ấn phẩm “Doanh nhân và pháp luật”, số 31 ngày 20/08/2018.