- Email: info@lawfirmelite.com/vi
- Hotline: (+84) 988746527
- Tel: (+84-24) 37373051
Trợ giúp pháp lý
Khi tác giả, chủ sở hữu các tài sản trí tuệ về thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giống cây trồng, quyền tác giả, quyền biểu diễn… phát hiện ra những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình; họ có quyền yêu cầu Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ. Giám định sở hữu trí tuệ là một thủ tục cần thiết trong các bước thực thi quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ các quyền hợp pháp của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Khái niệm
Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn (về sở hữu trí tuệ) để đánh giá, kết luận về việc có yếu tố xâm phạm hay không xâm phạm quyền hay không và những vấn đề khác có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. (Điều 201 Luật SHTT)
Để hiểu thêm về quy trình giám định sở hữu trí tuệ, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin dưới đây để các bạn nắm rõ hơn nhé
Những chuyên ngành nào được giám định sở hữu trí tuệ
Giám định về sở hữu trí tuệ gồm có 3 lĩnh vực cơ bản là: Giám định về quyền tác giả và quyền liên quan; Giám định về quyền sở hữu công nghiệp và Giám định về quyền đối với giống cây trồng.
Về giám định quyền sở hữu công nghiệp
Theo Thông tư 04/2012/TT-BKHCN ngày 13 tháng 2 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 hướng dẫn việc cấp, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011. Những chuyên ngành sau được giám định sở hữu trí tuệ:
i) Giám định sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
ii) Giám định kiểu dáng công nghiệp;
ii) Giám định nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý;
iv) Giám định các quyền sở hữu công nghiệp khác
Nội dung giám định sở hữu trí tuệ
Theo quy định khoản 1 Điều 39 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 119/2010/NĐ-CP, ngày 30/12/20210, Giám định về sở hữu trí tuệ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này;
b) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không theo quy định tại khoản 2 Điều 5 và các điều từ Điều 7 đến Điều 14 của Nghị định này;
c) Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;
d) Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại.
Việc giám định sở hữu trí tuệ sẽ trở thành các nguồn chứng cứ để hỗ trợ cho cơ quan cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Văn bản kết luận giám định không đưa ra kết luận về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kết luận về vụ tranh chấp (theo khoản 1 Điều 51 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006). Như vậy, đây là quá trình giám định về mặt pháp lý, dựa trên quy định của pháp luật để phân tích, đánh giá, làm rõ hơn những thông tin mà người làm đơn yêu cầu giám định cung cấp để phục vụ cho quá trình giải quyết vụ việc xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ.
Cơ quan nào có thẩm quyền giám định sở hữu trí tuệ
Điều 1 Thông tư 04/2012/TT-BKHCN ngày 13/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 hướng dẫn về các vấn đề giám định SHCN có quy định như sau:
Các tổ chức được cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp gồm:
i) Tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ được cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là Giấy chứng nhận tổ chức giám định).
ii) Các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 42 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP sửa đổi bao gồm các tổ chức sau đây:
- Doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp thành lập và hoạt động theo Quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về luật sư, bao gồm: văn phòng luật sư; công ty luật trách nhiệm hữu hạn; công ty luật hợp danh; trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
- Chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc khác của các tổ chức thuộc các trường hợp quy định tại khoản này chỉ được hoạt động giám định dưới danh nghĩa của tổ chức mà mình phụ thuộc theo ủy quyền của tổ chức đó”.
Hiện nay, việc thực hiện giám định sở hữu trí tuệ có thể được thực hiện thông qua cơ quan nhà nước là Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, cơ quan thuộc Bộ KH&CN, theo Giấy chứng nhận Tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp số 01/CN-SHTT do Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 17/6/2009 cho Viện Khoa học sở hữu trí tuệ.
Người có quyền nộp đơn giám định
Theo quy định, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ KH&CN) chỉ thực hiện việc giám định với những đơn giám định của người có quyền trưng cầu, yêu cầu giám định (quyền nộp đơn giám định) quy định tại Khoản 2, 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP, cụ thể là:
(i) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền trưng cầu giám định về sở hữu trí tuệ khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý.
(ii) Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định:
· Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
· Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ;
· Tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ.
· Trong đơn giám định phải chỉ rõ việc người đứng đơn có quyền nộp đơn giám định. Nếu không chỉ rõ điều đó, người nộp đơn sẽ được Viện Khoa học sở hữu trí tuệ yêu cầu chứng minh rằng mình có quyền yêu cầu giám định.
· Quyền nộp đơn giám định có thể được thực hiện một cách trực tiếp hoặc qua đại diện (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền bằng văn bản).
Hợp đồng dịch vụ giám định
Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 105/2006, Yêu cầu giám định phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định giữa người yêu cầu giám định với tổ chức giám định hoặc với giám định viên. Nội dung của hợp đồng giám định được quy định như sau:
Hợp đồng dịch vụ giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định;
- Tên, địa chỉ của tổ chức giám định hoặc giám định viên;
- Nội dung cần giám định;
- Các chứng cứ, tài liệu, hiện vật có liên quan;
- Thời hạn trả kết luận giám định;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Nộp Đơn giám định tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ
Các tài liệu yêu cầu:
a. Đơn giám định phải có đầy đủ các tài liệu, mẫu vật sau đây:
(i) Văn bản thể hiện yêu cầu giám định (Quyết định trưng cầu giám định/Tờ khai yêu cầu giám định), trong đó có các thông tin về người yêu cầu / trưng cầu; đối tượng giám định; mục đích, nội dung và các yêu cầu cụ thể khác về việc giám định;
(ii) Tài liệu thể hiện căn cứ phát sinh/ xác lập quyền sở hữu công nghiệp (Văn bằng bảo hộ – Đăng ký quốc tế nhãn hiệu);
(iii) Tài liệu, Mẫu vật thể hiện đối tượng giám định (tài liệu mô tả, ảnh chụp, bản vẽ, hợp đồng giao dịch, tài liệu quảng cáo…, vật phẩm, sản phẩm, hàng hóa, bao bì … có chứa/mang đối tượng giám định);
(iv) Hợp đồng dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp;
(v) Chứng từ nộp phí giám định;
(vi) Giấy ủy quyền (nếu Đơn giám định được nộp thông qua đại diện).
b. Ngoài ra, Đơn có thể có các tài liệu khác nếu cần thiết cho việc giám định (tài liệu diễn giải lập luận của các bên liên quan; quyết định giải quyết vụ việc tương tự của các cơ quan có thẩm quyền; các thông tin hữu ích cho việc xem xét, đánh giá khi giám định; các kết quả kiểm nghiệm, đo lường…)
Phí dịch vụ giám định SHCN
– Người nộp đơn giám định (bao gồm cả cơ quan có thẩm quyền quyết định trưng cầu giám định) phải thanh toán phí giám định theo Biểu giá dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp trên nguyên tắc cần thực hiện công việc gì thì trả phí cho công việc đó.
– Biểu giá dịch vụ giám định được xây dựng trên cơ sở tham khảo vận dụng các mức phí tương ứng được quy định trong Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp và trên cơ sở thực tiễn chi phí nhân công, trang thiết bị, vật liệu, thông tin, năng lượng và trí tuệ để thực hiện công việc giám định.
Trên đây là thông tin cung cấp cho Quý khách hàng và bạn đọc về giám định sở hữu công nghiệp, để được hỗ trợ tư vấn xử lý xâm phạm cũng như xác lập quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH ELITE-ELITE LAW FIRM
255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT: 0243 7373 051
Hotline: 0988 746 527
Email: info@lawfirmelite.com/vi
Website: lawfirmelite.com/vi
Keywords: giám định sở hữu trí tuệ, thủ tục giám định sở hữu trí tuệ, ELITE LAW FIRM
Thực tế có rất nhiều Doanh nghiệp đang tập trung kinh doanh mà quên đi yếu tố “quản trị thương hiệu” để rồi có rất nhiều hậu quả xảy ra.
Năm 2000, thương hiệu cà phê Trung Nguyên tại Mỹ đã bị Công ty Rice Field đăng kí bảo hộ tại Tổ chức Bảo hộ trí tuệ thế giới (WIPO), sau 2 năm đàm phám và thương thảo Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối tại Mỹ. Thương vụ này tốn của Trung Nguyên hàng trăm nghìn USD và ngay sau đó, công ty này đã đi đăng kí thương hiệu tại 60 quốc gia khác trên thế giới. Hay như Nước mắm Phú Quốc cũng từng bị Công ty Viet Huong Fishsauce – Mỹ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Mỹ và cộng đồng chung châu Âu, Trung Quốc và Australia. Hình ảnh thương hiệu mà Viet Huong Fishsauce đăng ký bảo hộ chính xác là có chữ “Phú Quốc” kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ Việt Nam, đồng thời có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí huyện đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang. Việc Viet Huong Fishsauce đăng ký nhãn hiệu “Phú Quốc và hình ảnh” dưới tên của mình gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho người tiêu dùng về nguồn gốc Phú Quốc gắn liền với sản phẩm nước mắm nổi tiếng đang được Việt Nam bảo hộ.
(Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn)
Trên đây là hai trường hợp điển hình cho các doanh nghiệp trong câu chuyện mất thương hiệu bởi quên không đăng ký. Bởi lẽ, các Doanh nghiệp thường hay lầm tưởng rằng bảo hộ Sở hữu công nghiệp có tính toàn cầu, chỉ cần nộp đơn đăng kí nhãn hiệu, sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp ở nước sở tại là họ sẽ tự động nhận được sự bảo hộ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, quyền sở hữu trí tuệ chỉ có tính lãnh thổ (được bảo hộ theo pháp luật trong lãnh thổ của mỗi quốc gia) và các cơ quan đăng ký xác lập quyền Sở hữu trí tuệ chỉ cấp sự bảo hộ theo pháp luật quốc gia hay (khu vực) có liên quan. Trái lại, trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan việc bảo hộ lại có tính tự động và bảo hộ rộng rãi ở nhiều quốc gia (theo Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật)
Bên cạnh đó, nộp đơn đăng kí bảo hộ Sở hữu công nghiệp ở nước ngoài quá muộn cũng là một trong những vấn đề mà các Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Đối với một số quyền sở hữu trí tuệ như sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp, các Doanh nghiệp nên đăng kí bảo hộ tại các nước xuất khẩu trong một thời hạn nhất định kể từ ngày nộp đơn trong nước. Thông thường, thời hạn này được coi là “thời hạn ưu tiện” (1 năm đói với sáng chế và giải pháp hữu ích và 06 tháng đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp). Việc không nộp đơn trong thời hạn ưu tiên có thể khiến Doanh nghiệp mất đi khả năng bảo hộ tại nước ngoài, và do đó, tạo ra lỗ hổng cho các công ty khác sao chép miễn phí sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là thành quả sáng tạo của mình.
Một số lời khuyên của Luật sư ELITE đối với các Doanh nghiệp khi bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp ở nước ngoài:
- Về thời gian bảo hộ:
Về bằng độc quyền sáng chế: hầu hết các quốc gia đều cho phép thời hạn hưởng quyền ưu tiên là 12 ngày kể từ ngày nộp đơn đầu tiện cho việc yêu cầu cấp bằng độc quyền ở nước khác.
Về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp: hầu hết các quốc gia đều quy định thời hạn hưởng quyền ưu tiên là 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên cho nhãn hiệu yêu cầu đăng kí cho nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp ở các nước khác.
- Cách bảo hộ tài sản trí tuệ của Doanh nghiệp ở nước ngoài:
- Nộp đơn quốc gia: Doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự bảo hộ một cách độc lập ở các quốc gia riêng biệt bằng cách trực tiếp nộp đơn tới Cơ quan SHTT/SHCN quốc gia. Mỗi đơn có thể sẽ phải được dịch sang ngôn ngữ theo quy định, nộp lệ phí đơn quốc gia, trường hợp đối với bằng độc quyền sáng chế, Doanh nghiệp có thể cần phải ủy thác cho luật sư hoặc đại diện SHCN.
- Nộp đơn khu vực: Một số nước đã xây dụng các thỏa thuận khu vực cho việc đạt được sự bảo hộ quyền SHTT trên toàn khu vực chỉ với một đơn. Các cơ quan SHTT khu vực bao gồm: Cơ quan Sáng chế châu Âu (cho các văn bằng bảo hộ sáng chế châu Âu), Cơ quan Hài hòa hóa thị trường nội địa (cho các nhãn hiệu cộng đồng ở châu Âu), Cơ quan SHCN khu vực châu Phi (cơ quan SHTT khu vực dành cho các nước châu Phi nói tiếng Anh, cho sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp), …
- Bảo hộ quốc tế đối với quyền sở hữu công nghiệp:
Ưu thế hơn việc nộp các đơn quốc gia bằng nhiều thứ tiếng, hệ thống bảo hộ quốc tế cho phép Doanh nghiệp nộp một đơn, bằng một thứ tiếng và chỉ phải trả một khoản lệ phí nộp đơn. Nộp đơn quốc tế không chỉ tạo thuận tiện cho quy trình mà trong trường hợp của nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp đã giảm thiếu đáng kể chi phí để có được sự bảo hộ quốc tế. Hệ thống quản lý bởi WIPO về bảo hộ quốc tế bao gồm ba cơ chế bảo hộ cho các quyền SHCN: Bảo hộ quốc tế đối với sáng chế, Bảo hộ quốc tế đối với nhãn hiệu, Bảo hộ quốc tế đối với kiểu dáng công nghiệp.
- Đăng kí nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid (Hệ thống Madrid)
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid là hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế được áp dụng đối với các nước là thành viên của Thỏa ước và/hoặc Nghị định thư Madrid (Việt Nam hiện là thành viên của cả hai hiệp ước này).
Đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam, muốn đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài có thể đăng ký thủ tục theo hệ thống Madrid, thủ tục này gọi là đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước và/hoặc Nghị định thư Madrid có nguồn gốc Việt Nam.
Xử lý đơn: Cục SHTT Việt Nam có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế (WIPO) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Hồ sơ nộp đơn gồm:
- Đơn đăng kí quốc tế nhãn hiệu ( tiếng Anh và tiếng Pháp)
- Tờ khai (theo mẫu)
- Mẫu nhãn hiệu ( 09 mẫu kích thước 80 x 80 mm)
- Các tài liệu liên quan (nếu cần)
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận nhãn hiệu hoặc Đơn đăng kí nhãn hiệu tại Việt Nam
- Ủy quyền
- Đăng kí bảo hộ sáng chế quốc tế (theo Hiệp ước hợp tác sáng chế – PCT)
Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại các nước theo Công ước Paris
- Nộp đơn sáng chế quốc tế PCT có nguồn gốc tại Việt Nam
Nguồn: Những điều chưa biết về sở hữu trí tuệ, Sở hữu trí tuệ dành cho Doanh nghiệp