- Email: info@lawfirmelite.com/vi
- Hotline: (+84) 988746527
- Tel: (+84-24) 37373051
Bản quyền
ELITE LAW FIRM:
Theo quy định thời hạn đăng ký là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, thời hạn này có thể kéo dài 1-3 tháng do tình trạng quá tải của Cục Bản quyền.
Nếu Quý khách hàng có câu hỏi hoặc yêu cầu tư vấn về thủ tục bảo hộ Quyền tác giả, giải quyết tranh chấp Quyền tác giả, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây, chúng tôi rất vui lòng tư vấn miễn phí cho Quý khách hàng về vấn đề trên.
GIẢI QUYẾT TRANH QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHANH CHÓNG, HIỆU QUẢ
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ AN TOÀN
ĐỂ KINH DOANH BỀN VỮNG, PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG
CÔNG TY LUẬT ELITE – 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com/vi
ELITE LAW FIRM: Tác giả không bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả do quyền này sẽ tự động phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới dạng vật chất nhất định.
Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giúp các chủ sở hữu GCNDKQTG có trong tay bằng chứng pháp lý về quyền sở hữu tác phẩm.
Theo đó chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền sở hữu khi xảy ra tranh chấp (lần đầu) với các bên thứ ba.
Đồng thời, dựa trên việc đăng ký bảo hộ, chủ sở hữu cũng có thể dễ dàng thực hiện việc chặn và xử lý các hành vi sao chép/copy để sử dụng trái phép tác phẩm.
Nếu Quý khách hàng có câu hỏi hoặc yêu cầu tư vấn về thủ tục bảo hộ Quyền tác giả, giải quyết tranh chấp Quyền tác giả, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây, chúng tôi rất vui lòng tư vấn miễn phí cho Quý khách hàng về vấn đề trên.
GIẢI QUYẾT TRANH QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHANH CHÓNG, HIỆU QUẢ
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ AN TOÀN
ĐỂ KINH DOANH BỀN VỮNG, PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG
CÔNG TY LUẬT ELITE – 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com/vi
Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam là hai Cơ quan Nhà nước khác nhau và có chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Cục Bản quyền tác giả là tổ chức thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa trong cả nước theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trong số các chức năng của mình, Cục bản quyền tác giả có chức năng cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cũng như chức năng Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật. Do đó, Cục Bản quyền tác giả là Cơ quan thực hiện việc đăng ký bảo hộ các tác phẩm bản quyền tác giả và quyền liên quan.
Trong khi đó, Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước và đảm bảo các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước.
Trong số các chức năng của mình, Cục SHTT có chức năng thực hiện việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp như Sáng chế, Giải pháp hữu ích, kiểu dáng Công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp, chỉ dẫn địa lý … và quản lý Nhà nước về các đối tượng SHCN này trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Do đó, nếu muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình, anh/chị nên tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT VN.
Để có thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kịp thời, Quý Khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Công ty Luật TNHH ELITE
Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: +84 24 3737 3051
Email: info@lawfirmelite.com/vi
Sử dụng Tác phẩm báo chí đã công bố mà không trả tiền nhuận bút, thù lao là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo Điều 28.8 Luật SHTT.
Biện pháp hành chính: phạt tiền dựa theo hành vi và tính chất cụ thể của việc xâm phạm với mức phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng và buộc phải gỡ bỏ bản sao TP ghi âm, ghi hình trên môi trường internet theo quy định tại Nghị định 131/2013/ND-Cp ngày 16/10/2013 của Chính phủ về Xử phạt VPHC về quyền tác giả, quyền liên quan.
Biện pháp dân sự: khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Tòa án theo mức thiệt hại thực tế của hành vi xâm phạm đã gây ra cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo quy định tại Điều 26.1 Luật SHTT:
- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.
Mức tiền nhuận bút và thù lao khi sử dụng TP báo chí (phát thanh, truyền hình) được quy định tại Nghị định số 14/2014 ngày 14/03/2014 của Chính phủ về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
Cụ thể tại Điều 9, Chương 3, quy định về mức nhận bút, thù lao đối với tác phẩm báo nói, báo hình với mức tối đa là từ 1 lần đến 5 lần mức tiền lương cơ sở (lương tối thiểu).
Để có thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kịp thời, Quý Khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Công ty Luật TNHH ELITE
Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: +84 24 3737 3051
Email: info@lawfirmelite.com/vi
Các tác phẩm phát thanh, truyền hình được bảo hộ dưới dạng là tác phẩm báo chí (báo hình) theo Điều 14.1.c Luật SHTT, do đó các các quyền nhân thân và quyền tài sản theo Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Quyền nhân thân bao gồm quyền đặt tên, đứng tên, công bố, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân là vô thời hạn.
Quyền tài sản bao gồm làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn, sao chép, phân phối, truyền đạt đến công chúng, cho thuê. Thời hạn bảo hộ quyền tài sản là từ thời điểm công bố đến hết cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau khi tác giả (đồng tác giả cuối cùng) chết.
Để có thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kịp thời, Quý Khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Công ty Luật TNHH ELITE
Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: +84 24 3737 3051
Email: info@lawfirmelite.com/vi
Theo Điều 14 Luật SHTT, các tác phẩm được bảo hộ bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Để có thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kịp thời, Quý Khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Công ty Luật TNHH ELITE
Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: +84 24 3737 3051
Email: info@lawfirmelite.com/vi
Logo là sự kết hợp giữa các yếu tố đồ họa như ký hiệu, chữ, hình tượng để tạo thành nhãn hiệu, hình ảnh đại diện cho một công ty hoặc một tổ chức, một sự kiện hoặc một cá nhân. Trong hoạt động quảng bá và phát triển, logo là ấn tượng bên ngoài để người tiêu dùng dễ nhận ra thương hiệu nhất.
Hiện nay, để bảo vệ quyền lợi của Quý Công ty, Anh/Chị có có thể đăng ký bảo hộ dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Để có thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kịp thời, Quý Khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Công ty Luật TNHH ELITE
Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: +84 24 3737 3051
Email: info@lawfirmelite.com/vi