- Email: info@lawfirmelite.com/vi
- Hotline: (+84) 988746527
- Tel: (+84-24) 37373051
Tin tức
Theo Kantar BrandZ, tổng giá trị của 100 thương hiệu hàng đầu năm 2021 đã tăng 42%, đạt tổng cộng 7 nghìn tỷ đô la . Đứng đầu danh sách, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên là Amazon, với tổng giá trị thương hiệu là 683 tỷ USD. Đây là năm thứ ba liên tiếp Amazon đứng đầu danh sách. Kể từ bảng xếp hạng năm ngoái, giá trị của thương hiệu Amazon đã tăng 64%.
Đứng thứ hai trong danh sách là Apple với giá trị thương hiệu 612 tỷ USD. Apple đã từng có lúc chịu ảnh hưởng khá lớn từ tác động của COVID-19, trong những ngày đầu của đại dịch, cổ phiếu của hãng giảm gần 19%, nhưng công ty đã phục hồi và báo cáo doanh thu kỷ lục, tạo ra 64,7 tỷ đô la trong quý 4 năm 2020.
Đa số các thương hiệu hàng đầu trong danh sách là các công ty công nghệ lớn vì từ khi đại dịch nổ ra đã thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng các nền tảng trực tuyến cho nhu cầu mua sắm và giải trí của họ. Một số nền tảng truyền thông xã hội cũng được xếp hạng cao trong danh sách như Facebook đã tăng hai bậc trong năm nay để đạt vị trí thứ sáu với giá trị thương hiệu là 227 tỷ đô la. Tesla và TikTok là hai thương hiệu có tốc độ tăng trưởng chóng mặt so với báo cáo năm ngoái.
Nguồn: tinhte.vn
Công ty Moderna và Viện y tế quốc gia Mỹ (NIH) đang tranh chấp gay gắt về việc ai xứng đáng được ghi công vì đã phát minh ra công thức chế tạo vắc xin ngừa COVID-19 đang lưu hành trên thế giới.
Tiến sĩ Barney Graham (trái) và tiến sĩ Kizzmekia Corbett (phải)
giải thích vai trò của các protein đột biến với Tổng thống Biden tại NIH (Ảnh: NEW YORK TIMES)
Vắc xin Moderna được phát triển dựa trên sự hợp tác kéo dài nhiều năm giữa Công ty Moderna và Viện y tế quốc gia Mỹ (NIH) – cơ quan nghiên cứu y sinh của Chính phủ Mỹ.
Đây là một quan hệ đối tác công – tư từng được ca ngợi rất nhiều, khi loại vắc xin này được chứng minh có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. Lúc đầu, Chính phủ Mỹ gọi nó là “vắc xin NIH-Moderna COVID-19”.
Trung tâm nghiên cứu vắc xin của NIH có 3 nhà khoa học tham gia nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 cùng Công ty Moderna, theo báo New York Times. Đó là tiến sĩ John R. Mascola – giám đốc trung tâm, tiến sĩ Barney S. Graham (vừa nghỉ hưu) và tiến sĩ Kizmekia S. Corbett – dạy tại Đại học Harvard.
Họ đã cùng làm việc với các nhà khoa học tại Công ty Moderna để thiết kế chuỗi gene thúc đẩy vắc xin tạo ra phản ứng miễn dịch.
Chính vì vậy, NIH đề nghị 3 nhà khoa học của họ phải được cùng ghi tên trên “đơn xin cấp bằng sáng chế”. Tuy nhiên, phía Moderna không đồng ý.
Trong một đơn đệ trình vào tháng 7 vừa qua với Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ, Moderna cho biết: “Thành thực mà nói, những cá nhân này (bên NIH) không đồng sáng chế trong thiết kế chuỗi gene thúc đẩy vắc xin tạo ra phản ứng miễn dịch”.
Đơn xin cấp bằng sáng chế của Moderna vẫn chưa được cấp. Trên đơn chỉ ghi tên các nhà phát minh của hãng dược này. Theo một quan chức Chính phủ Mỹ, NIH đã đàm phán với Moderna trong hơn một năm để cố gắng giải quyết tranh chấp.
Không rõ khi nào Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu sẽ công nhận bằng sáng chế vắc xin Moderna. Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận vào thời điểm bằng sáng chế được cấp, Chính phủ Mỹ có thể sẽ phải quyết định đưa vụ việc ra tòa.
Cuộc chiến về bản quyền diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Mỹ và nhiều quốc gia khác đang ngày càng thất vọng về những nỗ lực hạn chế của Moderna trong việc cung cấp vắc xin cho các nước nghèo.
Moderna đã nhận được gần 10 tỉ USD tài trợ của người đóng thuế, bao gồm 1,4 tỉ USD để phát triển, thử nghiệm vắc xin và 8,1 tỉ USD để cung cấp nửa tỉ liều vắc xin cho Chính phủ Mỹ. Công ty này đã ăn nên làm ra trong 2 năm đại dịch hoành hành khắp thế giới với các hợp đồng cung cấp vắc xin trị giá khoảng 35 tỉ USD đến cuối năm 2022.
Chỉ riêng với vắc xin COVID-19 đã mang lại doanh thu 18 tỉ USD cho Moderna trong năm 2021.
Keywords: xam pham sang che, vi pham bang sang che, tranh chap ban quyen, vắc xin Moderna, luật sở hữu trí tuệ, công ty luật elite, elite law firm
Nguồn: tuoitre.vn
Suy cho cùng, quá trình sao chép 1 bức tranh NFT cũng chỉ diễn ra dễ dàng như vậy mà thôi: Chuột phải và chọn “save as”, hoặc chụp lại màn hình là xong.
NFT (hay non-fungible token) là một tài sản số sử dụng công nghệ blockchain, tạo ra chuỗi mã độc nhất đại diện cho các sản phẩm và dịch vụ vật lý hay kỹ thuật số. Chúng được dùng cho bất cứ thứ gì, từ những tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm thiết kế, âm nhạc, hay thậm chỉ chỉ đơn giản là một bức ảnh động, một dòng status trên mạng xã hội.
Trong thời gian gần đây, NFT đã trở thành một trào lưu mới, thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới. Không chỉ mang ý nghĩa sưu tầm, NFT còn là bằng chứng số về quyền sở hữu độc quyền các tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà không ít người sẵn sàng chi ra những khoản tiền khổng lồ để sở hữu chúng.
Sẽ không quá lời khi nhận định NFT hiện đang trở thành trụ cột của thế giới tiền mã hóa, tạo ra cơ hội “tái đầu tư”, như cách họ thường nói, cho những ai đang nắm trong tay số tiền quá lớn. Suy cho cùng, đây không phải là vấn đề liên quan đến niềm đam mê hay yêu thích nghệ thuật, mà là khẳng định quyền sở hữu đối với các tác phẩm bằng cách sử dụng blockchain.
NFT đang trở thành 1 trào lưu mới trong khoảng thời gian gần đây
Đó có lẽ là lý do vì sao nhiều nhà sưu tập NFT lại đang vô cùng bức xúc trước hành vi “trộm cắp” của những phá hoại trên Internet chỉ với một hành động đơn giản: Click chuột phải vào tài sản kỹ thuật số mà họ vừa mua và chọn “save as” (lưu hình ảnh thành…). Chụp màn hình cũng là 1 cách giúp dễ dàng “thó” NFT của người khác. Sau tất cả, quá trình sao chép 1 tác phẩm NFT cũng chỉ diễn ra đơn giản như vậy mà thôi.
Mới đây, người Twitter có tên SaeedDiCaprio đã bị một nhà đầu tư như vậy mắng xối xả một cách gay gắt: “Chụp màn hình lại tác phẩm NFT của người khác thì hay ho lắm à? Trộm cắp tài sản với cậu chỉ là trò đùa thôi đúng không? Nói cho mà biết nhé, blockchain không biết nói dối đâu. Tôi mới là chủ sở hữu của bức tranh đó. Kể cả cậu có lưu nó về đi nữa, thì đó vẫn là tài sản của tôi. Cậu chẳng qua chỉ cảm thấy bực mình vì không thể có được tác phẩm mà tôi đang sở hữu thôi. Xóa tấm ảnh chụp màn hình đó ngay đi”.
SaeedDiCaprio đã đăng đoạn chat này lên Twitter với 1 thái độ giễu cợt vì lời mắng mỏ của đối phương
Tuy nhiên, dường như SaeedDiCaprio lại tỏ ra khá dửng dưng, thậm chí là coi thường những lời mắng mỏ như vậy. Trên Twitter cá nhân, người dùng này chia sẻ: “Tôi có thể tạo ra cả 1 bộ sưu tập NFT từ những bức ảnh chụp màn hình bằng cách nhấp chuột phải như vậy, sau đấy bán hết chúng đi”.
Vụ việc này cũng là 1 ví dụ cho xu hướng NFT thực sự kỳ lạ, và ngớ ngẩn, đến mức nào. Một tác phẩm nghệ thuật NFT rất dễ bị sao chép và rồi phân tán ra những nơi khác. Không phải lúc nào blockchain cũng có thể sao lưu lại các tuyên bố về quyền sở hữu hợp pháp, tùy theo nền tảng bán NFT.
Trở lại với câu chuyện trên, tác phẩm trong vụ việc này có tên “Lazy Lions #348”, nằm trong bộ sưu tập của OpenSea, hiện đã được trả giá đến 5000 USD tại thời điểm viết bài. Hành động của SaeedDiCaprio thường được người trong giới gọi là “right-clicker mentality” (tạm dịch: người mắc chứng ám ảnh bấm chuột phải). Đây là thuật ngữ được Midwit Milhouse, nhà sáng tạo và sưu tập NFT, đặt ra. Khi đó, Milhouse đang vô cùng bức xúc khi ai đó đang cố làm giả lại miếng bít-tết bọc vàng tại nhà hàng của Salt Bae một cách rẻ tiền trên Internet.
Milhouse cho biết vấn đề không nằm ở giá trị miếng thịt bò,
mà là cảm giác xịn xò khi được ăn tại nhà hàng của hiện tượng mạng Salt Bae
Milhouse cho biết miếng bít-tết đó là “của nhà trồng được” và nổi lên nhờ hiện tượng mạng Salt Bae, người đang bán món ăn này với giá 2000 USD tại nhà hàng của mình ở London. Milhouse chia sẻ: “Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự làm ra miếng thịt bò phủ vàng cho riêng mình với giá 65 bảng Anh (khoảng 87 USD). Nhưng khi đó, bạn sẽ không cảm thấy hài lòng, không cảm thấy xịn, cảm thấy sướng như khi đi ăn ở nhà hàng của Salt Bae. Giá trị thực sự không nằm ở miếng thịt, mà là nằm ở độ sang chảnh”.
Right-clicker mentality thực ra là một thuật ngữ đánh thẳng vào trọng tâm vấn đề của sự lầm tưởng về quyền sở hữu. Trên thực tế, nó được sử dụng để chế nhạo toàn bộ khái niệm về quyền sở hữu và những thứ liên quan đến NFT.
Với các nhà sưu tập NFT, right-clicker mentality là những tên trộm đáng ghét,
nhưng người ngoài nhìn vào thì đây lại là 1 thuật ngữ đánh thẳng vào những hiểu biết sai lệch về quyền sở hữu
Mặc dù còn gây nhiều tranh cãi, nhưng các đoạn mã này vẫn được bán với những mức giá “trên trời”, kéo theo đó là rất nhiều chiêu trò, tệ nạn. Ví dụ như mới đây, nhà phát triển của bộ sưu tập “Evolved Apes” đã bòn rút thành công 798 ether (tương đương khoảng 2,7 triệu USD) khỏi quỹ dự án.
Và về cơ bản, các nhà sưu tập NFT không thể làm trong những trường hợp như vậy. Tương tự như tiền kỹ thuật số, các giao dịch NFT đang diễn ra trong một không gian nhất định, một không gian hoang dã mà nguyên tắc duy nhất bạn cần ghi nhớ là: “Người mua phải cực kỳ cẩn trọng”.
Không hề quá lời khi nói NFT là hình thức phô trương sự giàu có ở thời điểm hiện tại: Bằng cách sở hữu một tệp JPG đơn giản, các nhà sưu tập nuôi hy vọng vừa có thể đầu tư tiền của mình, lại vừa khoe khoang được tài sản của bản thân.
Tuy nhiên, những điều này không hề ảnh hưởng đến những ai không tham gia, không hoạt động trong “vùng không gian hoang dã” đó. Còn những lời chế giễu, những lời nhạo báng chắc chắn vẫn sẽ còn tiếp diễn nếu các NFT vẫn được giao dịch mỗi ngày. Suy cho cùng, tinh thần cũng phải sắt thép một chút thì mới dấn thân vào lĩnh vực này được. Thế mới thấy vì sao hấp dẫn là vậy mà nhiều người vẫn quyết tâm nói không với NFT.
Keywords: xam pham sang che, vi pham bang sang che, bảo hộ sáng chế, luật sở hữu trí tuệ, NFT, Non-fungible token, công ty luật elite
Nguồn: genk.vn
Ngày 1-12, một tòa phúc thẩm ở Mỹ đã bác bỏ đề nghị của Moderna về việc vô hiệu hóa hai bằng sáng chế quan trọng của Arbutus, liên quan đến sáng chế các loại vắc xin.
Vắc xin COVID-19 của Moderna – Ảnh: REUTERS
Đầu năm 2018, Công ty dược phẩm sinh học Arbutus Biopharma Corp. (ABUS.O) được Văn phòng cấp bằng sáng chế liên bang cấp 2 bằng sáng chế quan trọng, mang số hiệu No. 8.058.069 và 9.364.435, theo Hãng tin Reuters.
Cả hai bằng sáng chế đều liên quan đến các hạt nano lipid (LNP). Đây là những hạt chất béo nhỏ giúp bảo vệ vật chất di truyền, khi nó di chuyển trong cơ thể để đi vào các tế bào cụ thể nhằm phân phối thuốc.
Công nghệ này rất hữu ích trong việc phát triển các loại vắc xin dựa trên mRNA (loại vắc xin sử dụng bản sao của phân tử gọi là RNA thông tin để tạo ra phản ứng miễn dịch), nhằm chống lại các căn bệnh khác trong tương lai.
Để ngăn ngừa hậu họa, ngay từ năm 2018, Moderna đã kiện 2 bằng sáng chế trên trước Hội đồng kháng nghị và thử nghiệm bằng sáng chế Mỹ, một bộ phận của Văn phòng cấp bằng sáng chế liên bang.
Hội đồng này đã đồng ý với Moderna rằng có một số nội dung trong bằng sáng chế 9.364.435 không hợp lệ. Tuy nhiên, về cơ bản các phát hiện của Arbutus là chính xác, nên hội đồng vẫn giữ nguyên bằng sáng chế cho Arbutus.
Được biết, Moderna cũng có các bằng sáng chế giống của Arbutus. Tuy nhiên, bằng sáng chế của Moderna bị giới hạn trong các lĩnh vực của một loại virus đường hô hấp được gọi là RSV, cúm A, và các virus do muỗi truyền Chikungunya và Zika.
Tòa án phúc thẩm ngày 1-12 cũng đồng quan điểm với Hội đồng kháng nghị và thử nghiệm bằng sáng chế Mỹ. Tòa cho biết Moderna không có tư cách để kháng cáo phán quyết về một bằng sáng chế, vì lúc đó Moderna chưa phát triển vắc xin COVID-19. Cho đến khi Moderna nộp đơn kháng cáo, đại dịch vẫn chưa bắt đầu.
Điều mà Moderna lo sợ đã diễn ra: Trong việc sáng chế vắc xin COVID-19 của cả Moderna và Pfizer-BioNTech đều sử dụng hạt LNP. Công nghệ mRNA, vật liệu di truyền trung tâm của vắc xin COVID-19, cần các hạt nano lipid làm lớp vỏ bảo vệ.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Moderna cho biết: “Moderna là công ty tiên phong về vắc xin dựa trên mRNA và chúng tôi đã phát triển công nghệ LNP độc quyền của riêng mình. Công nghệ này cho phép chúng tôi thực hiện sứ mệnh tạo ra một thế hệ thuốc mới cho bệnh nhân”.
Các nhà đầu tư cho rằng các bằng sáng chế của Arbutus, hướng đến một hạt nano lipid ổn định hơn, sẽ cho phép Arbutus hưởng tiền bản quyền từ vắc xin dựa trên mRNA của Moderna và Pfizer.
Cổ phiếu Arbutus tăng gần gấp đôi sau phán quyết của tòa án, lên mức 6,25 USD (tăng 95%). Cổ phiếu của Moderna đã giảm hơn 10% ở mức 316,43 USD.
Tháng 11, Công ty Moderna dự báo doanh thu năm 2021 khoảng 15 – 18 tỉ USD, doanh thu năm 2022 dự kiến khoảng 17 – 22 tỉ USD, chỉ riêng cho vắc xin COVID-19.
Moderna cũng đang vướng vào một cuộc xung đột bằng sáng chế kéo dài nhiều tháng về vắc xin COVID-19 với Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH).
Moderna đã cảnh báo về một “nguy cơ đáng kể” rằng Arbutus có thể viện dẫn bằng sáng chế 8.058.069 để mở đầu một vụ kiện nhắm vào vắc xin COVID-19 của họ.
Tài liệu của tòa án hôm 1-12 cho biết ông Shaun Ryan, phó chủ tịch cấp cao của Moderna, trước đó đã hướng sự chú ý của tòa án đến một loạt tuyên bố công khai của Arbutus “liên quan đến phạm vi bảo hiểm bằng sáng chế của họ đối với hầu như tất cả các vắc xin sử dụng hệ thống phân phối hạt nano lipid (LNP)”.
Keywords: xam pham sang che, vi pham bang sang che, bảo hộ sáng chế, bảo hộ sáng chế vắc xin, vắc xin moderna, elite law firm, công ty luật elite, luật sở hữu trí tuệ
Nguồn: tuoitre.vn
Với những nỗ lực không ngừng và sự chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ Sở hữu trí tuệ cho các khách hàng trong nước và nước ngoài, ELITE LAW FIRM đã được đánh giá, xếp hạng là một “NOTABLE FIRM” (tạm dịch: Công ty Luật UY TÍN) giữ vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng của tạp chí Patent Lawyer trong năm 2021.
Patent Lawyer, là một ấn phẩm pháp lý quốc tế về Sáng chế có trụ sở tại Anh. Tạp chí này có đầy đủ các thông tin về Sáng chế và trong đó có thống kê các Văn phòng luật sư về Sáng chế uy tín tại nhiều Quốc gia, khu vực trên thế giới. Tạp chí chuyên đánh giá và xếp hạng các Firm Luật trên toàn thế giới – vừa xếp hạng ELITE Law Firm vào Top 10 Hãng Luật uy tín về Sở hữu trí tuệ hàng đầu ở Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ pháp luật về Sáng chế.
Quy trình nghiên cứu; đánh giá của Patent Lawyer được thực hiện ở nhiều ngành và tập trung vào các công ty luật nội địa trong khu vực và được tổng hợp từ những bảng câu hỏi ngắn, cho phép các ứng viên tham gia có thể đưa ra bức tranh tổng thể về những điểm nổi bật của họ. Sau đó, Patent Lawyer có thể tiến hành các cuộc phỏng vấn để đưa ra đánh giá khách quan và chính xác nhất.
Chi tiết về xếp hạng của Patent Lawyer 2021:
IP and Patent Law Firm Rankings – Top 10 Law firms in each jurisdiction (patentlawyermagazine.com)
Keywords: Patent Lawyer 2021, ELITE LAW FIRM, TOP Patent Lawyer Asia
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến sẽ được Quốc hội Việt Nam thông qua vào tháng 05 này. Luật sư Nguyễn Trần Tuyền và cộng sự Nguyễn Thị Diệu Linh (ELITE LAW FIRM) đã có bài phân tích chuyên sâu về những thay đổi về sở hữu trí tuệ và những cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam theo Hiệp định EVFTA được đăng tải trên báo Vietnam Investment Review (VIR) ngày 20/04/2020.
Một vấn đề mà các doanh nghiệp luôn lo ngại đó là sản phẩm của mình bị làm giả, làm nhái tràn lan trên thị trường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của sản phẩm mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến người sử dụng nếu lỡ mua phải hàng giả, hàng nhái. Vì vậy, doanh nghiệp cần có kiến thức về xử lý hàng giả, hàng xâm phạm nhãn hiệu để bảo vệ quyền lợi, uy tín của mình cũng như đem đến sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng.
Cùng đón xem chi tiết trong video dưới đây:
Keywords: Xử lý HÀNG GIẢ, HÀNG XÂM PHẠM NHÃN HIỆU
GIẢI QUYẾT TRANH QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHANH CHÓNG, HIỆU QUẢ
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ AN TOÀN
ĐỂ KINH DOANH BỀN VỮNG, PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG
CÔNG TY LUẬT ELITE – 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com/vi
Nguồn: Cafefvn
Công ty của Mark Zuckerberg sẽ không đổi tên thành Horizon như tin đồn, mà là một cái tên hoàn toàn mới.
Mới đây, CEO của Facebook Mark Zuckerberg đã thông báo tại sự kiện Connect của công ty về cái tên mới của nền tảng truyền thông xã hội đình đám. Theo đó, tên mới của công ty Facebook sẽ là Meta, Zuckerberg nói: “Chúng tôi xây dựng một công ty công nghệ với mục đích kết nối lẫn nhau. Cùng nhau, cuối cùng chúng ta có thể đặt mọi người vào trung tâm của công nghệ. Và cùng nhau, chúng ta có thể mở ra một nền kinh tế sáng tạo lớn hơn rất nhiều.”
“Để phản ánh phản ánh đúng giá trị và những gì chúng tôi mong muốn xây dựng” Mark nói thêm.
Ngoài ra, Mark Zuckerberg cũng cho biết cái tên Facebook không bao hàm đầy đủ những thứ mà công ty đang làm. Anh đã tuyên bố rằng: “Lúc này, thương hiệu của chúng tôi vốn chỉ gắn với 1 sản phẩm. Nhưng qua thời gian, chúng tôi muốn được xem là một công ty metaverse.
Việc đổi thương hiệu lần này là một phần trong nỗ lực của công ty nhằm chuyển hướng khỏi việc được biết đến như một công ty truyền thông xã hội, và tập trung vào kế hoạch xây dựng “metaverse”.
Như vậy, công ty Facebook sẽ có tên mới là Meta, hiện chưa rõ ứng dụng Facebook có bị đổi tên hay không. Tuy nhiên, nhiều khả năng là các nền tảng con sẽ không bị thay đổi.
Keywords: EliteElite, nhãn hiệu, facebook đổi tên thành Meta, nhãn hiệu, facebook đổi tên thành Meta
Nguồn: BảoYến, Cổng thông tin điện tử Quốc hội
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 3, chiều 14/9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng dự án Luật đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 2 tới…
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trình bày Tờ trình của của Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; nghe báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và tiến hành thảo luận về nội dung này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Luật Sở hữu trí tuệ có phạm vi điều chỉnh rộng, nội dung chuyên môn sâu, phức tạp. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành nhiều thời gian để thảo luận về dự án luật này. Trong đó, xem xét hồ sơ dự án Luật có đủ điều kiện trình Quốc hội; phạm vi đối tượng điều chỉnh của luật, các vấn đề Chính phủ xin ý kiến, sự phù hợp của nội dung dự thảo Luật với chủ trương, đường lối của Đảng, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế có liên quan, tính khả thi của các quy định trên thực tế đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển.
Không tán thành việc đổi tên dự án Luật
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 93 điều (trong đó bổ sung 12 điều, sửa đổi 81 điều) và bãi bỏ 01 điều, nâng tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi lên 233 điều, thuộc 7 nhóm chính sách đã được thông qua.
Với lý do số lượng sửa đổi, bổ sung là 93 điều trên tổng số 222 điều (chiếm 41%) và việc bổ sung nhiều nội dung, số lượng các điều dẫn chiếu lớn dẫn đến không thuận lợi cho việc phổ biến, tuyên truyền và áp dụng pháp luật trong thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Chính phủ trình Quốc hội xem xét việc đổi tên dự án “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ” thành “Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi)”.
Ngoài ra, Chính phủ cũng xin ý kiến về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do còn ý kiến khác nhau.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật
Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi Luật với các lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Các tài liệu trong Hồ sơ dự án Luật đã bảo đảm theo yêu cầu quy định tại Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Pháp luật không nhất trí với đề xuất tên gọi của Luật là Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi) vì đề nghị sửa đổi tên gọi của Luật không thuyết phục. Với 07 chính sách được thể hiện trong dự thảo Luật, quá trình thẩm tra đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và thẩm định đều thống nhất tên gọi là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Nếu thay đổi tên gọi thành Luật sửa đổi, cần phải nghiên cứu toàn bộ 222 điều của Luật hiện hành để có phương án sửa đổi, bổ sung toàn diện, đáp ứng tối đa yêu cầu thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về sở hữu trí tuệ.
Hơn nữa, với quỹ thời gian còn lại của quá trình xây dựng Luật để thực thi các cam kết quốc tế sẽ tạo thách thức không nhỏ cho việc hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ vì trường hợp sửa đổi toàn diện Luật sẽ đòi hỏi đồng thời phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, thay thế 44 văn bản hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ, ngoài ra còn có 39 văn bản pháp luật khác có quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ cũng phải rà soát, sửa đổi để bảo đảm đồng bộ.
Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết sửa đổi luật Sở hữu trí tuệ. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nhấn mạnh, việc sửa đổi lần này là thể chế hóa kịp thời các chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết của Đại hội lần thứ XIII của Đảng; hội nhập quốc tế, thúc đẩy kinh doanh, sản xuất, cung cấp dịch vụ ở quy mô của các doanh nghiệp cũng như trên các nền kinh tế. Đặc biệt, sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ lần này có động lực hết sức quan trọng để bảo vệ thành quả lao động sáng tạo, giải phóng sức sáng tạo, lao động trí tuệ của tất cả các chủ thể trong bối cảnh chủ trương của Đảng ta phát triển đất nước nhanh, bền vững và dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu tại phiên họp
Các ý kiến phát biểu tại phiên họp cũng bày tỏ tán thành với ý kiến thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Pháp luật. Trong đó có các vấn đề về đổi tên Luật, về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Theo đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với phương án quy định việc giao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, tổ chức chủ trì có quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí khi được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đề nghị cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương án này theo hướng bổ sung, làm rõ “cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả” để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 20-NQ/TW; nghiên cứu mở rộng cơ chế giao quyền sở hữu tương tự đối với giống cây trồng, quyền tác giả và quyền liên quan; khắc phục sự không thống nhất giữa quy định về quyền đăng ký, sở hữu đối với kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trong các luật hiện hành.
Đồng thời cho rằng việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo phương án không áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà chỉ bị xử lý bằng biện pháp dân sự là chưa hợp lý.
Cần tiếp tục rà soát, cụ thể hóa các nội dung trong dự thảo Luật
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá công tác chuẩn bị của Ban soạn thảo và Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Pháp luật được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng. Ghi nhận bản dự thảo Luật lần này có sự tiến bộ, Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự thảo Luật cơ bản đã thể chế hóa được các chủ trương của Đảng, Nhà nước liên quan đến sở hữu trí tuệ. Mặt khác, dự thảo Luật cũng đã đề cập trực tiếp và khắc phục được nhiều hạn chế, bất cập về quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và bảo hộ giống cây trồng thời gian vừa qua; cũng như có những sửa đổi, bổ sung để tương thích với các cam kết và các điều ước quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp
Để tiếp tục hoàn thiện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp tục rà soát 5 nhóm nội dung:
Một là về các điều cấm.
Hai là tiếp tục rà soát để hoàn thiện, đảm bảo tương thích với các điều ước quốc tế.
Ba là tiếp tục rà soát và cân nhắc kỹ việc thu hẹp đáng kể quyền khai thác tác phẩm được trả phí của người làm sáng tạo bởi dự thảo đã mở rộng khá nhiều ngoại lệ sử dụng tác phẩm mà không phải trả phí. Điều này sẽ gây xung đột giữa bản quyền với quyền khai thác mà không phải trả phí.
Bốn là tiếp tục rà soát để hoàn thiện hơn quy định về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí…là kết quả nhiệm vụ khoa học, công nghệ từ ngân sách nhà nước. Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tán thành với báo cáo thẩm tra, nhất trí với phương án quy định việc giao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, tổ chức chủ trì có quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí khi được cấp văn bằng bảo hộ.
Năm là tiếp tục nghiên cứu lập luận kỹ lưỡng việc dự thảo quy định thu hẹp các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà bị xử phạt về hành chính. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, quy định hiện hành không có vướng mắc. Quan hệ pháp luật dân sự và quan hệ pháp luật hành chính không loại trừ nhau. Hơn nữa, vi phạm được xử lý hành chính sẽ được thực hiện nhanh, giảm chi phí tuân thủ của các bên, điều này cũng ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cân nhắc thêm một số nội dung cụ thể, xem xét bổ sung các quy định về các nội dung chuyển đổi số cần phải được quy định trong Luật như: đăng ký, xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tuyến, tra cứu khả năng bảo hộ trực tuyến và tra cứu cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu hàng hóa hoặc kiểu dáng công nghiệp trực tuyến.
Cho rằng, khái niệm bí mật kinh doanh trong Luật Sở hữu trí tuệ vẫn còn khá chung chung, Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà soát để xem xét thêm dữ liệu của người dùng có được coi là bí mật kinh doanh hay không? Và phải có cơ chế bảo hộ như thế nào? Cần xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ để ghi nhận, bảo hộ các loại tài sản trí tuệ trong kinh tế số và cả những quy định liên quan đến bảo vệ tài sản số tương ứng trong các hợp đồng, kể cả dân sự, lao động, v.v..
Về quyền tác giả và đăng ký quyền tác giả, cần phải quy định rõ nội hàm tên tác giả để tạo thuận lợi cho những người đăng ký quyền tác giả, nhất là đối với người nước ngoài; cần bổ sung quy định về vấn đề ủy quyền, đặc biệt là các thủ tục ủy quyền để thuận tiện trong áp dụng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định kết luận nội dung thảo luận
Kết luận nội dung thảo luận Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, hồ sơ dự án luật đã được chuẩn bị công phu, chu đáo, đúng quy định, đầy đủ hồ sơ, tài liệu kèm theo và bảo đảm tiến độ theo yêu cầu. Hồ sơ thẩm tra cũng được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, nghiêm túc và có tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, có chất lượng tốt và tương đối đầy đủ, bao quát, được cơ quan chủ trì soạn thảo cơ bản thống nhất, đánh giá cao. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng dự án luật đủ điều kiện để hoàn chỉnh, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội xem xét lần đầu tại Kỳ họp thứ hai của Quốc hội.
Về các vấn đề Chính phủ xin ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ nguyên tên luật là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ như đã xác định trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và tên gọi này phù hợp với nội dung Chính phủ đang trình.
Về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, Ủy ban Thường vụ nhất trí với phương án chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trừ các đối tượng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Đồng thời yêu cầu tiếp thu, giải trình, làm rõ việcáp dụng cơ chế này đối với nhóm quyền tác giả, quyền liên quan, đối với giống cây trồng; làm rõ hơn cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả theo tinh thần Nghị quyết 20 của Đảng và tiếp tục rà soát các luật có liên quan để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.
Về vấn đề thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với nội dung thẩm tra của Thường trực Ủy ban Pháp luật về việc không đồng ý thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính mà giữ như quy định hiện nay.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp tục rà soát các nhóm quy định cụ thể, lưu ý các nhóm nội dung Chủ tịch Quốc hội đã nêu; đồng thời làm rõ thêm vấn đề tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký quyền sở hữu công nghiệp; rà soát thêm các nội dung về chuyển đổi số, về tài sản trí tuệ, trí tuệ nhân tạo, kiểm soát an ninh khi chuyển giao công nghệ ra nước ngoài.
Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến thẩm tra, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Luật cụ thể các điều khoản, hoàn chỉnh Tờ trình và Hồ sơ dự án Luật để gửi Ủy ban Pháp luật thẩm tra chính thức đảm bảo tiến độ và thời gian theo đúng quy định./.
Keywords: Dự thảo sửa đổi luật Sở hữu trí tuệ, văn bản pháp luật, ELITE LAW FIRM