Bí quyết sử dụng hiệu quả nhãn hiệu sau khi đăng ký

Việc khai thác hiệu quả các nhãn hiệu sau khi đã đăng ký là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Trong bài viết chúng tôi muốn chia sẻ một số bí quyết mà các doanh nghiệp nên lưu ý và thực hiện ngay lập tức sau khi nhãn hiệu của mình đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là sau khi Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Chúng tôi hi vọng ở đây là những bí quyết mà sẽ giúp cho doanh nghiệp Kinh doanh thành công và khai thác tối đa hiệu quả Nhãn hiệu hay thương hiệu của mình.

Bí Quyết 01: Gắn chữ biểu tượng ® lên nhãn hiệu của mình

Ngay sau khi được đăng ký bảo hộ hay được Cục sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ thì Quý doanh nghiệp có thể gắn cái chữ ® trong vòng tròn lên sản phẩm và dịch vụ của mình. Để mà khẳng định quyền sở hữu độc quyền đối với thương hiệu của mình trên các sản phẩm và dịch vụ. Chữ R trong vòng tròn là viết tắt của “Registration/Registered Trademark, có nghĩa là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Chữ này là biểu tượng chung mà Quý doanh nghiệp có thể nhìn thấy trên bất cứ các sản phẩm mà gắn nhãn hiệu đã được bảo hộ. Điều này là vô cùng quan trọng để khẳng định rằng thương hiệu của mình đã được bảo hộ độc quyền. Để cho người tiêu dùng yên tâm biết rằng sản phẩm đấy đã được bảo hộ thương hiệu, và để cho đối thủ cạnh tranh cũng hiểu rằng đây là nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền. Nên tránh xa ra và tôn trọng giá trị quyền sở hữu của thương hiệu đó. Đây là bí quyết doanh nghiệp nên sử dụng ngay sau khi nhãn hiệu của mình được cấp văn bằng bảo hộ.

Bí quyết 02: Tích cực sử dụng nhãn hiệu của mình

Việc sử dụng nhãn hiệu ngay sau khi đăng ký là vô cùng quan trọng. Bởi vì, chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu liên tục và tích cực. Theo quy định của Luật SHTT (điểm d, khoản 1, Điều 95 Luật SHTT 2019) nếu trong vòng 05 năm kể từ ngày đăng ký nếu nhãn hiệu đó không được sử dụng trên thực tế thì nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ/chấm dứt hiệu lực bởi người thứ ba. Do vậy việc sử dụng nhãn hiệu là nghĩa vụ đồng thời cũng là cách thức để ngăn ngừa việc nhãn hiệu của mình có thể bị người thứ ba hủy bỏ hiệu lực. Bí quyết này rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng để giữ được thương hiệu của mình, quyền SHTT của mình được độc quyền.

Bí quyết 03: Sử dụng đúng nội dung của nhãn hiệu

Quý doanh nghiệp phải sử dụng nhãn hiệu trên thực tế trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký. Có nghĩa là nhãn hiệu đã đăng ký và nhãn hiệu gắn trên sản phẩm, dịch vụ phải tương đồng với nhau.

Để tránh trường hợp, trên thực tế là chúng ta sửa nhãn hiệu và dùng theo một cách thức mới hoặc là khác với nhãn hiệu đã đăng ký. Điều này cũng sẽ gây ra một nguy cơ rủi ro khó chứng minh được việc sử dụng nhãn hiệu của mình hay khó chứng minh là đối thủ cạnh tranh nhái nhãn hiệu của mình trên thực tế. Vì trong quá trình thực thi xử lý nếu nhãn hiệu thực tế và nhãn hiệu ở trong văn bằng đang được bảo hộ độc quyền mà khác nhau sẽ gây khó khăn cho chủ sở hữu.

Khó khăn trong việc chứng minh hai nhãn hiệu là một, chứng minh đó là nhãn hiệu của mình đang được bảo hộ độc quyền. Dẫn tới việc chậm trễ trong việc thực thi và đồng thời tạo điều kiện để cho đối thủ cạnh tranh có thể xâm phạm/vi phạm của nhãn hiệu của mình. Điều này cũng gây ra khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chứng minh là nhãn hiệu của tôi đã được sử dụng trên thực tế.

Do vậy Quý doanh nghiệp cũng nên lưu ý là luôn luôn phải sử dụng gắn nhãn hiệu lên sản phẩm dịch vụ trùng với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ trong văn bằng. Điều này thì đơn giản nhưng vô cùng quan trọng để tiến hành thực thi sau này và đồng thời dễ thương mại hóa sản phẩm, dễ Marketing để đưa nhãn hiệu của mình vào trong tâm trí người tiêu dùng và thống nhất với các nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Bí quyết 04: Liên tục theo dõi thị trường, đối thủ cạnh tranh

Quý doanh nghẽ sẽ xem có những sản phẩm, dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh lợi dụng để gắn nhãn hiệu trùng, tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình hay nhãn hiệu nhái với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Để đảm bảo kịp thời có biện pháp xử lý đối với đối tượng vi phạm hay là lợi dụng uy tín của mình. Điều này là vô cùng quan trọng bởi mục đích đăng ký nhãn hiệu của chúng ta là để đảm bảo độc quyền, đảm bảo thị phần,để xây dựng uy tín và đảm bảo chất lượng của mình là không bị đối thủ cạnh tranh có thể lợi dụng và đưa ra những sản phẩm kém chất lượng có thể làm mất uy tín của doanh nghiệp.

Do vậy là việc giám sát liên tục thị trường để xem các đối thủ cạnh tranh có lợi dụng có sử dụng nhãn hiệu trùng hay hàng giả, hàng nhái của mình để thực thi ngay lập tức là vô cùng quan trọng. Bởi vì đây chính là lợi thế độc quyền của Quý doanh nghiệp mà nếu không thực hiện thì lợi thế này sẽ bị giảm giá trị rất nhiều trong hoạt động kinh doanh. Do vậy chúng ta phải liên tục theo dõi thị trường để xử lý ngay lập tức đối tượng vi phạm nhãn hiệu của mình. Để tạo ra lợi thế kinh doanh bằng các thương hiệu đã được bảo hộ độc quyền. Đồng thời cũng là khẳng định cam kết luôn luôn đưa các sản phẩm có giá trị tốt nhất đến với người tiêu dùng, giữ uy tín và tôn trọng người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đấy là những điều vô cùng quan trọng mà chúng tôi muốn chia sẻ và cũng muốn là doanh nghiệp có thể khai thác thành công nhãn hiệu của mình.

Bí quyết 05: Theo dõi việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh

Quý doanh nghiệp cần liên tục và tích cực theo dõi đối thủ cạnh tranh có đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn hay còn gọi là nhãn hiệu giả hay nhãn hiệu nhái đối với nhãn hiệu của mình tại cơ quan đăng ký. Việc này chưa được phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhưng mà đối với các doanh nghiệp nước ngoài thì họ phòng ngừa từ xa bằng cách luôn luôn theo dõi việc nộp đơn đăng ký của đối thủ cạnh tranh. Xem đối thủ có nộp nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn để bắt đầu lấn dần vào thị trường của mình, lấn dần vào uy tín thương hiệu của mình để đăng ký bảo hộ, việc này là diễn ra thường xuyên liên tục. Nên các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có nguồn kinh phí, có nhân lực dồi dào để thực hiện.

Nhưng đồng thời cũng rất là tiết kiệm và đảm bảo sự độc quyền của mình được tuyệt đối hoặc khai thác các lợi ích cạnh tranh tối đa của thương hiệu trên thị trường. Bằng cách luôn luôn theo dõi hàng tháng, xem có những đối thủ cạnh tranh hay bên thứ ba nào đăng ký một nhãn hiệu trùng hay tương tự gây nhầm lẫn tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Xem nhãn hiệu đó trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn, thì ngay lập cần tiến hành việc phản đối việc cấp văn bằng đối với nhãn hiệu đó.

Bởi vì là việc phản đối rất đơn giản, DN mình có ý kiến mình có bằng chứng nộp vào Cục SHTT đề nghị không cấp văn bằng cho nhãn hiệu đó vì đó là nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình. Việc này tiết kiệm rất nhiều chi phí, nếu mà chẳng may nhãn hiệu trùng, tượng tự ấy mà được cơ quan đăng ký bỏ sót hoặc là lỗi kỹ thuật mà nhãn hiệu đó được đăng ký thì Quý doanh nghiệp sẽ phải tiến hành hủy bỏ hiệu lực của văn bằng đó thì mới bảo vệ được độc quyền nhãn hiệu, bảo vệ được quyền lợi của mình. Nếu không thì trong trường hợp đấy thì vô cùng khó khăn để thực thi nhãn hiệu, bảo vệ tính độc quyền, bảo vệ người tiêu dùng.

Như vậy, bí quyết thứ năm là Quý doanh nghiệp liên tục theo dõi, giám sát đối thủ cạnh tranh hay bên thứ 3 có nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình để bảo hộ hay không. Nếu có thì phải phản đối đơn ngay bằng cách nộp đơn phản đối tại Cục SHTT đề nghị Cục không cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu đó vì nhãn hiệu đó là trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình.

 

Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0988.746.527 | ĐT: 024-37373051

Email: info@lawfirmelite.com/vi

 

 

Bình luận bài viết

X