Email: info@lawfirmelite.com/vi
Hotline: (+84) 988746527
Tel: (+84-24) 37373051
Chưa được phân loại
Một tòa án phúc thẩm liên bang đã ra phán quyết nhất trí rằng những bức ảnh được tạo ra hoàn toàn bởi máy móc không đủ điều kiện để được bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ. Tòa phúc thẩm liên bang khu vực Columbia tuyên bố: “Đạo luật Bản quyền của Mỹ năm 1976 yêu cầu tất cả các tác phẩm đủ điều kiện phải được ủy quyền bởi con người trong lần đầu tiên.”
Phán quyết đã được đưa ra vào ngày 18/3, đã được thẩm phán Patricia A. Millett đưa ra.
Câu chuyện bắt đầu từ thời điểm nhà khoa học máy tính, tiến sĩ Stephen Thaler đã tạo ra một trí tuệ nhân tạo mang tên Creativity Machine, và nó đã tạo ra một bức ảnh mà Thaler đặt tên là “A Recent Entrance to Paradise”. Đó là một hình ảnh đường ray xe lửa dẫn vào một đường hầm đá được bao quanh bởi thảm thực vật dày đặc, đầy màu sắc. Cảnh tượng mang chất huyền bí, như trong mơ với những gam màu xanh lục và tím sống động hòa quyện vào môi trường xung quanh:
Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ đã từ chối đơn đăng ký sở hữu trí tuệ của Thaler, dựa trên yêu cầu rằng tác phẩm phải được tạo ra bởi con người trước tiên, rồi nếu cần thì mới để máy móc điều chỉnh lại tác phẩm. Đơn đăng ký bản quyền liệt kê Creativity Machine là tác giả duy nhất của tác phẩm.
Thaler đã khởi kiện. Tòa án liên bang đã y án từ chối của Văn phòng Bản quyền; tòa phúc thẩm liên bang đã xác nhận phán quyết của tòa án cấp quận.
Sau ý kiến ngày 18 tháng 3 từ tòa phúc thẩm liên bang, luật sư của Thaler, Ryan Abbott, nói rằng ông và thân chủ “hoàn toàn không đồng ý” với phán quyết này và có ý định kháng cáo. Văn phòng Bản quyền cho biết họ “tin rằng tòa án đã đưa ra kết quả đúng đắn.”
Lý lẽ từ rất lâu của việc bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ, là để đảm bảo rằng các tác phẩm dễ dàng sao chép sẽ được bảo vệ, và mọi cá nhân đều được khuyến khích tạo ra các tác phẩm gốc, mà không sợ sau này bị đạo nhái hoặc ăn cắp. Văn phòng Bản quyền đã áp dụng yêu cầu về việc tác giả phải là con người vào năm 1973. Sau đó Quốc hội Mỹ cũng đã ban hành Đạo luật Bản quyền vào năm 1976.
Văn phòng Bản quyền đã cho phép đăng ký các tác phẩm được tạo ra bởi các tác giả là con người sử dụng trí tuệ nhân tạo. Cuộc tranh luận về mức độ đóng góp của AI vào tác phẩm của một tác giả là con người không phải là trọng tâm của vụ kiện này, đơn giản vì tiến sĩ Thaler đã liệt kê Creativity Machine là tác giả duy nhất của tác phẩm kể trên.
Tòa phúc thẩm khu vực Columbia khẳng định, Quốc hội là chìa khóa để thay đổi luật bản quyền.
“Ngay cả khi yêu cầu về tác giả là con người có thể cản trở việc tạo ra các tác phẩm gốc tại một thời điểm nào đó, thì đó sẽ là chính sách để Quốc hội giải quyết,” thẩm phán Millett viết trong ý kiến dài 24 trang. Sự phát triển của bảo hộ bản quyền đã diễn ra theo chỉ đạo của Quốc hội Mỹ, chứ không phải do tòa án “định nghĩa lại các điều khoản luật định đã được ổn định”, thẩm phán nói.
Những thay đổi về công nghệ là liên tục.
“Nhiếp ảnh, bản ghi âm thanh, bản ghi hình video và chương trình máy tính đều là những công nghệ từng rất mới lạ, nhưng hiện tại luật bản quyền vẫn được áp dụng đối với chúng,” Thẩm phán Millett nói.
Alicia Calzada, Phó tổng cố vấn của Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ (NPPA), đồng ý với quan điểm này:
“Quyết định hợp lý của Tòa phúc thẩm phù hợp với nhiều thập kỷ áp dụng luật bản quyền, và các quyết định của các tòa án khác, những nơi đã xem xét những câu hỏi tương tự và đưa ra kết quả tương tự. Để có thể được bảo hộ bản quyền, một tác phẩm mỹ thuật biểu đạt phải do con người tạo ra. Đó là lý do tại sao cách đây vài năm, một tòa án đã phán quyết rằng bức ảnh selfie chụp bởi một con khỉ không đủ điều kiện bảo hộ bản quyền, và đó cũng là lý do tại sao hình ảnh được tạo ra hoàn toàn bởi AI không thể được bảo hộ bản quyền,” Calzada chia sẻ với PetaPixel.
Cô Caldeza cho biết thêm: “Thẩm phán Millett đã giải thích rất rõ ràng rằng ‘máy móc là công cụ, không phải tác giả’. Việc diễn giải Đạo luật Bản quyền sẽ vô nghĩa nếu ‘tác giả’ chỉ là một hệ thống máy tính hoặc một loại máy khác. Máy móc không có con cái, chúng không chết, chúng không có quốc tịch hay sở hữu tài sản. Tất cả những khái niệm này được tham chiếu trong luật bản quyền sẽ dẫn đến những kết quả vô lý nếu tác quyền được trao cho chương trình máy tính, và các tòa án đơn giản là không được phép diễn giải lại luật hoặc bỏ qua một phần của luật.”
Nguồn: tinhte
So sánh HDMI ARC/e-ARC và Optical: có những khác biệt gì, và đâu là tùy chọn tốt?
|Máy Walkman đã ra mắt được 40 năm và 13 món đồ công nghệ đã hơn 20 tuổi|
|Hàng loạt ưu đãi cho doanh nghiệp khoa học, công nghệ|
|6 TẬP ĐOÀN ĐIỆN TỬ LỚN NHẤT THẾ GIỚI HIỆN NAY|
Kết nối HDMI ra đời giúp đơn giản hóa nhu cầu giải trí của người dùng gia đình, sở hữu khả năng truyền tải cả hình ảnh và âm thanh. Tuy nhiên trước khi HDMI xuất hiện, giao thức digital optical vẫn đã làm rất tốt công việc của nó. Dù vậy khi so sánh giữa HDMI ARC và digital optical thì chúng vẫn có những khác biệt mà người dùng cần tìm hiểu để có thể quyết định đâu là tùy chọn tốt nhất cho mình.
Như nói trên, giao thức HDMI ARC có khả năng truyền tải cả tín hiệu âm thanh lẫn hình ảnh chỉ với 1 dây dẫn, mang đến sự tiện lợi rất lớn khi thiết lập hệ thống âm thanh tại nhà. Người dùng có thể kết nối bất cứ thiết bị giải trí nào mà mình đang có (TV, đầu bluray, máy game console…) đến một hệ thống âm thanh cao cấp hơn thông qua dẫn truyền tín hiệu số sang mạch giải mã (DAC) trên thiết bị âm thanh như soundbar, receiver đa kênh.
(Nguồn ảnh: Home Theaters Pro)
Để truyền tải tín hiệu kỹ thuật số, chúng ta có 2 tùy chọn là HDMI ARC và digital optical.
Sự khác biệt giữa Optical và HDMI
Digital optical được phát triển và giới thiệu từ năm 1983 bởi Toshiba nhằm cung cấp cho người dùng một giao thức truyền tải tín hiệu âm thanh từ đầu CD và Laserdisc đến receiver hay hệ thống âm thanh stereo. Dây optical dùng đầu cắm TosLink (viết tắt của Toshiba Link) để truyền tín hiệu kỹ thuật số giữa 2 thiết bị với nhau. Chuẩn tín hiệu kỹ thuật số được sử dụng là SPDIF (Sony/Philips Digital Interface) cho phép truyền qua dây optical theo một tia sáng màu đỏ, hoặc có thể truyền từ điểm A đến điểm B bằng dây RCA tiêu chuẩn nếu thiết bị có hỗ trợ.
Tín hiệu SPDIF có thể truyền tín hiệu stereo 2 kênh không nén (còn gọi là tín hiệu PCM), hoặc trong các định dạng nén bitstream thông dụng hiện nay như Dolby Digital hay DTS Sound System. SPDIF tuy nhiên chỉ được thiết kế với băng thông “vừa đủ” theo đòi hỏi của định dạng được truyền tải vì thế nó không có khả năng nâng cấp lên cao hơn. Nói cách khác thì giao thức optical (hoặc coaxial) chỉ có thể làm việc trong một khuôn khổ giới hạn nhất định.
Giao thức optical cũng không thể truyền tải tín hiệu đòi hỏi băng thông lớn như Dolby Digital Plus, Dolby TruHD hay DTS:X, đơn giản chỉ vì nó không đủ băng thông. Khả năng truyền tải tối đa của giao thức optical dừng lại ở chất lượng Dolby Digital 7.1 hoặc DTS tiêu chuẩn.
Nếu muốn thưởng thức các nội dung Dolby Digital Plus, Dolby True HD hoặc DTS:X, người dùng sẽ cần đến giao thức HDMI ARC hoặc eARC. HDMI ARC và eARC cũng tương thích tốt nhất với các định dạng như DVD-Audio hay SACD. Cần nói thêm rằng tuy chỉ dừng lại ở băng thông truyền tải giới hạn như chất lượng âm thanh của giao thức optical vẫn rất tốt và phù hợp với nhu cầu giải trí gia đình.
Một số mẫu soundbar mới hiện nay (nhất là những sản phẩm không hỗ trợ định dạng Dolby Digital Plus, Dolby True HD hay DTS:X – ví dụ Sonos Ray) vẫn được đi kèm kết nối optical nên người dùng không cần phải lo lắng về vấn đề không tương thích. Tuy nhiên nếu bạn hướng đến mục tiêu chất lượng âm thanh cao nhất cùng khả năng tương thích lâu dài, HDMI ARC và eARC sẽ là tùy chọn hợp lý hơn ở thời điểm hiện tại.
HDMI ARC và eARC
HDMI ARC tuy cung cấp băng thông rộng hơn optical rất nhiều nhưng bản thân nó vẫn chỉ giới hạn Dolby Atmos với Dolby Digital Plus audio codec. Với các nội dung Dolby Atmos sử dụng codec audio Dolby TrueHD, DTS:X, DTS-HD High Resolution Audio hay DTS-HD Master Audio người dùng sẽ cần đến giao thức HDMI eARC.
Chuẩn HDMI ARC hỗ trợ tốc độ truyền dẫn 1-3 Mbps trong khi đó HDMI eARC hỗ trợ lên đến 37 Mbps. Chính điều này cho phép HDMI eARC có thể truyền tải các file âm thanh một cách đầy đủ nhất.
Đa số những dây HDMI hiện nay sẽ tương thích với cả công nghệ ARC và eARC tuy nhiên bạn cần chú ý xem thiết bị phát lẫn thiết bị thu của mình có cùng hỗ trợ eARC hay không, tránh trường hợp cắm 1 đầu ARC và 1 đầu eARC sẽ không tương thích.
Các ưu điểm khác của HDMI ARC
Ngoài chất lượng âm thanh tốt hơn, giao thức HDMI ARC còn tận dụng được chuẩn HDMI CEC (Consumer Electronics Control) để làm việc với remote TV, cho phép bạn điều khiển âm lượng của soundbar và receiver bằng remote TV một cách cực kỳ tiện lợi. Giao thức này cũng cho phép tắt/mở toàn hệ thống cùng lúc bằng nút power của remote TV.
Một ưu điểm nữa của HDMI ARC (và eARC) chính là khả năng truyền tải cả tín hiệu âm thanh lẫn hình ảnh chỉ với một dây từ đó giúp thiết lập hệ thống gọn gàng và nhanh chóng hơn từ nhiều dạng thiết bị như TV, máy chiếu hay receiver. Giao thức optical thua kém ở chỗ là chỉ có thể truyền tải tín hiệu âm thanh mà thôi. Ngoài ra, khả năng truyền tải 2 chiều cũng là một lợi thế mạnh mẽ của giao thức HDMI so với chuẩn digital optical.
Lưu ý khi kết nối
Với giao thức digital optical, người dùng chỉ cần cắm 2 đầu dây vào thiết bị là xong nhưng sẽ cần phải tùy biến giữa 2 thiết bị để cho độ tương thích tốt nhất. Còn với giao thức HDMI ARC (và eARC), hầu như bạn chỉ cần cắm 2 đầu dây vào thiết bị là xong, miễn là để ý cắm đúng chân ARC và eARC. Cuối cùng bạn nên vào phần tùy chỉnh của TV để kiểm tra lại xem 2 thiết bị đã kết nối chính xác chưa là xong.
Với giao thức HDMI ARC, người dùng cũng cần chú ý kích hoạt HDMI CEC (để sử dụng tính năng remote), cũng như kiểm tra output audio và video đã chính xác hay chưa.
Người dùng giao thức digital optical sẽ phải đòi hỏi thêm bước tùy chọn PCM và bitstream tùy theo định dạng của nội dung cần xem (stereo hay Dolby/DTS).
Trong trường hợp thiết bị của bạn có cả giao thức digital optical và HDMI ARC/eARC thì lời khuyên là hãy chọn HDMI cho đơn giản và có chất lượng tốt hơn.
Nguồn: Digital Trend
Công ty Luật TNHH ELITE (ELITE LAW FIRM) là một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, có chất lượng chuyên môn cao trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, thông qua mạng lưới các Luật sư cộng sự quốc tế của mình, ELITE LAW FIRM còn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong việc đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới như Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Pakistan, Hoa Kỳ, Canada, Cu-ba, Nga, Đức, Anh, Pháp và các nước thuộc Cộng đồng chung Châu Âu (EU),v.v…
CÔNG TY LUẬT ELITE – 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com/vi
HOLIDAY NOTICE 2022 FROM ELITE LAW FIRM
(From January 31, 2022 (Monday) to February 04, 2022 (Friday)
We would like to inform that the National Office of Intellectual Property of Vietnam (NOIP) and ELITE LAW FIRM will be closed from January 31, 2022 (Monday) to February 04, 2022 (Friday) for Vietnamese Traditional Tet Holiday 2022 and will be resumed for work on February 07, 2022 (Monday).
Accordingly, we would be grateful if you could provide us with your instructions in advance regarding all cases that are due or should be handled within these days. We note that under regulations, any deadlines which falls from 31 January, 2022 to 04 February, 2022 will be automatically extended to the next business day after the holidays.
We do hope that you are Well and the Coronavirus does not bother you as well. We wish and strongly believe that on new year, all of You will be Safe and always Healthy and we together will OVERCOME the difficult time and WIN the Covid-19 by our Solidarity, Sharing, Love.
Thank you very much for your kind cooperation and support.
With Warmest Regards,
Management Board