Kỷ niệm 10 năm thành lập, Google Play (trước đó là Android Market) vừa được Google đổi cho logo mới. Logo mới của Google Play vẫn là một hình tam giác cân xoay ngang, nhưng các góc đã được làm tù hơn, đỡ nhọn hơn. Ngoài ra, màu sắc của biểu tượng mới cũng được làm đậm hơn thay vì sử dụng tông màu tươi sáng ở phiên bản logo cũ. Trong vòng 10 năm kể từ khi thương hiệu Google Play hình thành, hơn 2,5 tỷ người đến từ 190 quốc gia khác nhau đã sử dụng kho phần mềm này để khám phá vô vàn ứng dụng, game và các nội dung kỹ thuật số khác nhau, theo Google. Được biết, hơn 2 triệu nhà phát triển đã làm việc với Google để đưa phần mềm của họ tiếp cận với nhiều người hơn trên toàn thế giới.
Trong hoạt động kinh doanh, các thuật ngữ thương hiệu, tên thương hiệu đã trở lên phổ biến, ít phổ biến hơn là các thuật ngữ nhãn hiệu, tên thương mại. Chúng ta có thể nhắc đến nhiều thương hiệu nổi tiếng và phổ biến như Louis Vuitton, Channel, Coca–Cola, Royal Tea, Winmart…. đã được biết đến rộng rãi.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về các thuật ngữ kể trên dưới gốc độ quy định của pháp luật Việt Nam. Từ đó giúp các bạn hiểu thêm về tầm quan trọng của nhãn hiệu, tên thương mại đối với một thương hiệu nói chung.
1.Cần phải hiểu rõ các khái niệm
Thương hiệu (brand): tổng hợp các yếu tố tạo nên hình tượng của hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, nhạc hiệu, bao bì sản phẩm, chất lượng). Đây là khái niệm không được định nghĩa trong Luật SHTT, nhưng là thuật ngữ được dùng phổ biến trong đời sống kinh doanh hàng ngày.
Nhãn hiệu (trademark) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Theo khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019).
Tên thương mại (tradenames) là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Theo khoản 21 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019).
2. Phân biệt các khái niệm trên như thế nào?
Có thể thấy nhãn hiệu và tên thương mại chỉ là một trong hai yếu tố để tạo nên một thương hiệu. Tuy nhiên, nhãn hiệu và tên thương mại lại đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp thương hiệu tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng, đối tác.
Để có cái nhìn tổng quan về nhãn hiệu và tên thương mại, chúng ta hãy cùng so sánh nhãn hiệu và tên thương mại theo quy định của Luật SHTT Việt Nam nhé
*Điểm giống nhau:
Đều là các chỉ dẫn thương mại xuất hiện trên sản phẩm, dịch vụ nhằm giúp khách hàng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
Đều được xem xét bảo hộ dựa trên khả năng phân biệt
Đều tuân thủ theo nguyên tắc để được pháp luật bảo hộ: Ai là chủ sở hữu thật sự xác lập trước thì được bảo hộ trước
Đều được thể hiện dưới dạng các dấu hiệu giúp người tiêu dùng nhìn thấy được
Đều là bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
*Điểm khác nhau:
Tiêu chí
Nhãn hiệu
Tên thương mại
Căn cứ xác lập quyền để được bảo hộ
Đối với nhãn hiệu thông thường, cần được đăng ký công nhận quyền sở hữu công nghiệp
Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo điều 75 Luật SHTT thì không cần đăng ký xác lập quyền
Không cần phải đăng ký công nhận quyền sở hữu công nghiệp để được bảo hộ. Nghĩa là được bảo hộ tự động mà không cần phải đăng ký.
Phạm vi bảo hộ
Giới hạn trong phạm vi Quốc Gia. Nhãn hiệu muốn được bảo hộ ở Quốc gia nào, cần đăng ký bảo hộ ở từng nước đó.
Việc bảo hộ quyền được xét dựa trên cùng một lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh cụ thể
Thời gian bảo hộ
10 năm, có thể gia hạn (không giới hạn lần gia hạn)
Không xác định thời hạn, chấm dứt khi không sử dụng
Tiêu chí đánh giá để được bảo hộ
Có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Và nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác
Nhãn hiệu không được thuộc các trường hợp quy định tại Điều 73 và khoản 2 điều 74 Luật SHTT
Chỉ là dấu hiệu từ ngữ, không bảo hộ màu sắc, hình ảnh
Tên thương mại của chủ thể này không được trùng hoặc tương tư đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của chủ thể khác đã được đăng ký bảo hộ
Số lượng
Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu khác nhau
Tên thương mại là duy nhất cho chủ thể kinh doanh.
Điều kiện
Muốn được bảo hộ cần đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ
Chỉ cần sử dụng hợp pháp tên thương mại
Chuyển giao
Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp nhãn hiệu trùng với tên thương mại của Chủ sở hữu, trong trường hợp này cần phải chuyển nhượng nhãn hiệu cùng toàn bộ cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh
Như vậy, với một thương hiệu nhất định, chủ sở hữu có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau, nhưng chỉ có duy nhất một tên thương mại gắn liền với thương hiệu đó. Kết hợp cùng các yếu tố khác để tạo nên thương hiệu đó. Nhãn hiệu gắn liền với các sản phẩm, dịch vụ mà chủ thể kinh doanh cung cấp. Còn tên thương mại giúp phân biệt rõ ràng hơn các sản phẩm, dịch vụ đó trên cơ sở nhãn hiệu có khả năng phân biệt. Khách hàng sẽ liên tưởng tên thương mại với nhãn hiệu và tạo lên nhận thức chung về thương hiệu đó.
Ví dụ
Thương hiệu LG &hình:
LG Corp. (LG) là một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ của Hàn Quốc. Khi nhìn thấy các sản phẩm tivi, máy tính (PC, Laptop), tủ lạnh, máy điều hòa, điện thoại, nhãn hiệu hình sau đây sẽ giúp chúng ta phân biệt được điện thoại của hàng này so với các hãng điện thoại khác. Trong hoạt động phân phối, đại lý các sản phẩm Tivi của LG, trên hợp đồng các đại lý sẽ dựa trên tên thương mại LG để kí kết hợp đồng.
Thương hiệu của Tập đoàn Hello Health Group
Hello Health Group là tập đoàn đa quốc gia, ở Việt Nam tập đoàn này có công ty con là Công ty TNHH Xin Chào Bác Sĩ. Ngoài nhãn hiệu helloHEALTH được biết đến là nhãn hiệu chung thì tại Việt Nam, khách hàng sẽ nhận biết được hello BACSI là nhãn hiệu chỉ thương hiệu của tập đoàn này ở thị trường Việt Nam trong lĩnh vực truyền thông y tế.
Kết luận
Tên thương mại và nhãn hiệu sẽ dễ dàng nhận biết và phân loại khi chúng ta hiểu được bản chất và quy định của pháp luật về các khái niệm này. Một tên thương mại là chủ sở hữu của nhiều nhãn hiệu, nhưng một nhãn hiệu không thể có nhiều chủ sở hữu. Vì vậy, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu luôn là nguyên tắc ưu tiên hàng đầu để bảo vệ và nâng cao sức ảnh hưởng cho tên thương mại nói riêng và sự phát triển toàn diện của thương hiệu nói chung.
Từ khóa: Thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại
Công ty Luật TNHH ELITE (ELITE LAW FIRM) là một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, có chất lượng chuyên môn cao trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, thông qua mạng lưới các Luật sư cộng sự quốc tế của mình, ELITE LAW FIRM còn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong việc đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới như Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Pakistan, Hoa Kỳ, Canada, Cu-ba, Nga, Đức, Anh, Pháp và các nước thuộc Cộng đồng chung Châu Âu (EU),v.v…
CÔNG TY LUẬT ELITE – 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Đây là nhận định của ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) đưa ra tại “Hội thảo chuyên đề: Vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam”, tổ chức ngày 21/7.
Buổi hội thảo đã đào sâu vào thực trạng hiện nay, xảy ra khi các mạng xã hội xuyên biên giới (Facebook, YouTube…), các trang thông tin và mạng xã hội… hàng ngày truyền tải nguồn nội dung số khổng lồ tới hàng triệu người dùng Internet, nhưng trong đó có nhiều nội dung vi phạm bản quyền.
Đa phần các nội dung được nhắc đến nằm trong lĩnh vực giải trí như bóng đá, phim, game show, ca nhạc… và cách thức vi phạm chủ yếu là livestream, phát trực tiếp trên các mạng xã hội hoặc website. “Tình trạng vi phạm bản quyền đang diễn ra rất công khai, gây thiệt hại lớn tới quyền lợi và uy tín của các đơn vị chủ sở hữu nội dung”, ông Tự Do cho biết.
Tính đến tháng 6/2022, Trung tâm Bản quyền nội dung số Việt Nam cho biết đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng, chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam đến trên 500 website vi phạm bản quyền.
Tuy nhiên, Cục PTTH&TTĐT cho rằng đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, do các hình thức, phương pháp vi phạm bản quyền luôn tỏ ra hết sức tinh vi và biến đổi liên tục, thông qua che giấu thông tin chi tiết và thậm chí là thực hiện cung cấp dịch vụ xuyên biên giới từ nước ngoài ngược trở lại vào Việt Nam.
Đông đảo người dùng vẫn thưởng thức các nội dung vi phạm bản quyền, hoặc tiếp tay quảng cáo cho các loại hình không được cấp phép tại Việt Nam, dẫn đến thiệt hại lớn cho các đơn vị cung cấp nội dung có bản quyền.
Theo một báo cáo từ Media Partners Asia, tình trạng vi phạm bản quyền video trực tuyến đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, với số lượng người dùng xem các nội dung lậu tăng lên 15,5 triệu trong năm 2022, làm thất thoát 348 triệu USD, chiếm 18% doanh thu của toàn ngành video hợp pháp.
Nếu không kiểm soát được tình hình này, đến năm 2027, số người dùng vi phạm bản quyền có thể tăng tới 19,5 triệu, dẫn tới lượng doanh thu bị thất thoát ở mức 456 triệu USD, một mức tăng đáng kể so với con số 134 triệu USD hiện nay.
Một số ý kiến từ chuyên gia thậm chí còn cho rằng Việt Nam đang trở thành tâm điểm quốc tế của vi phạm bản quyền số. Trước thực trạng đáng báo động này, các chuyên gia đã cùng nhau thảo luận, và đề cập đến nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn nạn vi phạm bản quyền trực tuyến.
Bà Celine Boyer – Trưởng phòng An ninh mạng của Tập đoàn Canal+
Bà Celine Boyer, Trưởng phòng An ninh mạng của Tập đoàn Canal+ cho biết, tại Pháp, đơn vị này chặn tất cả các trang web lậu có thể truy cập được, bất kể nguồn phát là ở Pháp hay các nước khác. “Việc cho phép chặn các trang web từ nước ngoài có lượng truy cập lớn có thể đem lại những tác động mạnh mẽ tới tình trạng vi phạm bản quyền”, bà Boyer nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã cùng nhau thảo luận về việc ngăn chặn những nội dung vi phạm bản quyền.
Ông Neil Gane, chuyên gia tư vấn Liên minh giải trí và sáng tạo ACE Châu Á Thái Bình Dương, thì cho rằng, mấu chốt của chống vi phạm bản quyền trên mạng đó là giảm cung các nội dung bất hợp pháp và “giảm cầu” nội dung vi phạm qua việc thực thi pháp luật mạnh mẽ hơn.
“Chúng ta phải làm đứt gãy việc truyền tải nội dung vi phạm, có biện pháp chặn các trang web hiệu quả và sự tham gia của các bên trung gian trong hệ sinh thái chống vi phạm bản quyền đảm bảo sự hiệu quả”, ông Gane cho biết
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Thủ Đô Multimedia cho biết đã có giải pháp công nghệ để chủ động ngăn chặn vi phạm bản quyền trực tuyến hiệu quả, đó là sử dụng Sigma DRM khóa mã các nội dung có bản quyền khi phân phối trên môi trường Internet kết hợp với Finger Print nhằm loại bỏ ngay lập tức các luồng phát lậu trực tiếp.
Ông Jan van Voorn, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Giám đốc Bảo vệ Nội dung Toàn cầu của ACE, thì nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc định hướng khán giả rằng bóng đá hay phim ảnh miễn phí trên các website lậu có thể đi kèm với quảng cáo gây phiền nhiễu và các mã độc tiềm ẩn nhiều rủi ro khác. Khi ý thức được điều này, nhiều người sẽ từ chối truy cập vào các nội dung vi phạm bản quyền.
Công ty Luật TNHH ELITE (ELITE LAW FIRM) là một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, có chất lượng chuyên môn cao trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, thông qua mạng lưới các Luật sư cộng sự quốc tế của mình, ELITE LAW FIRM còn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong việc đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới như Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Pakistan, Hoa Kỳ, Canada, Cu-ba, Nga, Đức, Anh, Pháp và các nước thuộc Cộng đồng chung Châu Âu (EU),v.v…
CÔNG TY LUẬT ELITE – 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Microsoft Edge đã vượt qua Safari của Apple để trở thành trình duyệt máy tính phổ biến thứ hai thế giới, dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi StatCounter....
Công ty Luật TNHH ELITE (ELITE LAW FIRM) xin trân trọng thông báo, chúng tôi bắt đầu nghỉ Tết Nguyên Đán từ thứ Hai, ngày 31 tháng 01 năm 2022 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Tân Sửu) đến hết thứ Sáu, ngày 04 tháng 02 năm 2022 (tức ngày mùng 04 tháng Giêng năm Nhâm Dần).
Công ty chúng tôi sẽ trở lại làm việc vào thứ Hai ngày 07 tháng 02 năm 2022 (tức ngày mùng 07 tháng Giêng năm Nhâm Dần).
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Khách hàng trong suốt thời gian vừa qua. Chúng tôi xin Chúc Quý Khách hàng và Gia đình Năm mới Sức khỏe, Hạnh phúc, Bình an và Thịnh vượng!
Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hợp tác hiệu quả của Quý khách hàng trong thời gian tới.
Ngày 03/12/2021, Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) tổ chức hội thảo với chủ đề “Thực trạng và Giải pháp nhận diện hàng hóa giả mạo, vi phạm sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2021”.
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác thường niên, ngày 03/12/2021, Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) tổ chức hội thảo với chủ đề “Thực trạng và Giải pháp nhận diện hàng hóa giả mạo, vi phạm sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2021” theo hình thức trực tiếp tại Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp trực tuyến tại các đầu cầu tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tham dự Hội thảo có đại diện Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng Cục Hải quan (Bộ Tài Chính) và các Cục Quản lý thị trường trên cả nước. Từ phía Cục Sở hữu trí tuệ, Cục trưởng Đinh Hữu Phí tham dự hội thảo qua hình thức trực tuyến tại Hà Nội.
Đầu cầu trực tuyến từ Cục Sở hữu trí tuệ
Phát biểu khai mạc hội thảo, Ông Kim Kwan Mook, Tổng giám đốc KOTRA Việt Nam nêu bật lý do và ý nghĩa của Hội thảo. Theo đó, Hàn Quốc là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Ngày càng nhiều hàng hóa Hàn Quốc được bán tại thị trường Việt Nam trên các kênh thương mại truyền thống và ngày càng nhiều trên các kênh thương mại điện tử. Trong bối cảnh đó, đã xuất hiện hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại cho người tiêu dùng Việt Nam và các doanh nghiệp Hàn Quốc. Do đó, Hội thảo sẽ góp phần giúp các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam nâng cao hiệu quả trong công tác nhận diện, phòng, chống, xử lý hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Phát biểu tại hội thảo, Ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường phát biểu: trong những năm qua, tình hình sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp, nhất là trên các kênh thương mại điện tử từ khi bùng phát đại dịch Covid-19. Qua công tác kiểm tra, đã phát hiện nhiều vụ việc hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường, trong đó có hàng hóa của Hàn Quốc. Các hàng hoá của Hàn Quốc như thời trang, đồ gia dụng, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng được người tiêu dùng Việt Nam thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau ưa chuộng. Tuy nhiên, việc nhận diện, phân biệt hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế là không đơn giản. Điều đó đặt ra trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thực thi trong việc xử lý. Việc KOTRA tổ chức hội thảo này hằng năm là rất cần thiết để hỗ trợ các cơ quan thực thi trong việc phát hiện, xử lý hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Trong Hội thảo, đại diện Trung tâm hỗ trợ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (IP-DESK) tại Thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu hệ thống luật pháp của Hàn Quốc về bảo hộ nhãn hiệu, hoạt động của các cơ quan có chức năng phòng, chống hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Hàn Quốc. Hiện nay, KOTRA có các Trung tâm hỗ trợ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Hàn Quốc ở nước ngoài (IP-DESK), trong đó IP-DESK Việt Nam thuộc văn phòng KOTRA tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 2008. Hoạt động của IP-DESK Việt Nam nhằm hỗ trợ, tăng cường nhận thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cung cấp thông tin về quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.
Trong hội thảo, đại diện cho các doanh nghiệp Hàn Quốc gồm Sam Sung, Hyundai, Amorepacific, Han Cosmetics đã có bài thuyết trình về kỹ năng nhận diện hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đại diện Tổng công ty xúc tiến thương mại nông thủy sản Hàn Quốc có bài thuyết trình về phương pháp nhận diện nông sản của Hàn Quốc và tác hại đối với sức khoẻ của việc sử dụng nông sản giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Phát biểu bế mạc, ông Nguyễn Thành Nam, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng hội thảo đã cung cấp các thông tin thực sự hữu ích về thực trạng, giải pháp, kỹ năng phân biệt, nhận diện hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, từ đó trang bị thêm kỹ năng và kiến thức để các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trong các hoạt động phòng, chống và xử lý hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Là cơ quan có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, trực tiếp quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, hội thảo là dịp tốt để Cục Sở hữu trí tuệ thu thập thêm các thông tin, kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa công tác hỗ trợ các cơ quan thực thi trong phòng, chống và xử lý hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ./.
Một số hình ảnh của hội thảo:
Keywords: Thực trạng và Giải pháp nhận diện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, thương hiệu, ELITE LAW FIRM
Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện gần 2.700 sản phẩm mỹ phẩm mang tên các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước, 270 kg nguyên liệu......