Tầm quan trọng của Thương hiệu, Nhãn hiệu, Tên thương mại đối với doanh nghiệp?

By ELITE LAW FIRM

Trong hoạt động kinh doanh, các thuật ngữ thương hiệu, tên thương hiệu đã trở lên phổ biến, ít phổ biến hơn là các thuật ngữ nhãn hiệu, tên thương mại. Chúng ta có thể nhắc đến nhiều thương hiệu nổi tiếng và phổ biến như Louis Vuitton, Channel, Coca–Cola, Royal Tea, Winmart…. đã được biết đến rộng rãi. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về các thuật ngữ kể trên dưới gốc độ quy định của pháp luật Việt Nam. Từ đó giúp các bạn hiểu thêm về tầm quan trọng của nhãn hiệu, tên thương mại đối với một thương hiệu nói chung.

1.Cần phải hiểu rõ các khái niệm 

Thương hiệu (brand): tổng hợp các yếu tố tạo nên hình tượng của hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, nhạc hiệu, bao bì sản phẩm, chất lượng). Đây là khái niệm không được định nghĩa trong Luật SHTT, nhưng là thuật ngữ được dùng phổ biến trong đời sống kinh doanh hàng ngày.

Nhãn hiệu (trademark) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Theo khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019).

Tên thương mại (tradenames) là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh  để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Theo khoản 21 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019).

2. Phân biệt các khái niệm trên như thế nào?

Có thể thấy nhãn hiệu và tên thương mại chỉ là một trong hai yếu tố để tạo nên một thương hiệu. Tuy nhiên, nhãn hiệu và tên thương mại lại đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp thương hiệu tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng, đối tác.

Để có cái nhìn tổng quan về nhãn hiệu và tên thương mại, chúng ta hãy cùng so sánh nhãn hiệu và tên thương mại theo quy định của Luật SHTT Việt Nam nhé

*Điểm giống nhau:

  • Đều là các chỉ dẫn thương mại xuất hiện trên sản phẩm, dịch vụ nhằm giúp khách hàng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
  • Đều được xem xét bảo hộ dựa trên khả năng phân biệt
  • Đều tuân thủ theo nguyên tắc để được pháp luật bảo hộ: Ai là chủ sở hữu thật sự xác lập trước thì được bảo hộ trước
  • Đều được thể hiện dưới dạng các dấu hiệu giúp người tiêu dùng nhìn thấy được
  • Đều là bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

*Điểm khác nhau:

Tiêu chí

Nhãn hiệu

Tên thương mại

Căn cứ xác lập quyền để được bảo hộ

Đối với nhãn hiệu thông thường, cần được đăng ký công nhận quyền sở hữu công nghiệp

Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo điều 75 Luật SHTT thì không cần đăng ký xác lập quyền

Không cần phải đăng ký công nhận quyền sở hữu công nghiệp để được bảo hộ. Nghĩa là được bảo hộ tự động mà không cần phải đăng ký.

Phạm vi bảo hộ

Giới hạn trong phạm vi Quốc Gia. Nhãn hiệu muốn được bảo hộ ở Quốc gia nào, cần đăng ký bảo hộ ở từng nước đó.

Việc bảo hộ quyền được xét dựa trên cùng một lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh cụ thể

Thời gian bảo hộ

10 năm, có thể gia hạn (không giới hạn lần gia hạn)

Không xác định thời hạn, chấm dứt khi không sử dụng

Tiêu chí đánh giá để được bảo hộ

Có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Và nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác

Nhãn hiệu không được thuộc các trường hợp quy định tại Điều 73 và khoản 2 điều 74 Luật SHTT

Chỉ là dấu hiệu từ ngữ, không bảo hộ màu sắc, hình ảnh

 

Tên thương mại của chủ thể này không được trùng hoặc tương tư đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của chủ thể khác đã được đăng ký bảo hộ

Số lượng

Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu khác nhau

Tên thương mại là duy nhất cho chủ thể kinh doanh.

Điều kiện

Muốn được bảo hộ cần đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ

Chỉ cần sử dụng hợp pháp tên thương mại

Chuyển giao

Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp nhãn hiệu trùng với tên thương mại của Chủ sở hữu, trong trường hợp này cần phải chuyển nhượng nhãn hiệu cùng toàn bộ cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh

Như vậy, với một thương hiệu nhất định, chủ sở hữu có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau, nhưng chỉ có duy nhất một tên thương mại gắn liền với thương hiệu đó. Kết hợp cùng các yếu tố khác để tạo nên thương hiệu đó. Nhãn hiệu gắn liền với các sản phẩm, dịch vụ mà chủ thể kinh doanh cung cấp. Còn tên thương mại giúp phân biệt rõ ràng hơn các sản phẩm, dịch vụ đó trên cơ sở nhãn hiệu có khả năng phân biệt. Khách hàng sẽ liên tưởng tên thương mại với nhãn hiệu và tạo lên nhận thức chung về thương hiệu đó.

Ví dụ

Thương hiệu LG &hình:

 

LG Corp. (LG) là một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ của Hàn Quốc. Khi nhìn thấy các sản phẩm tivi, máy tính (PC, Laptop), tủ lạnh, máy điều hòa, điện thoại, nhãn hiệu hình sau đây sẽ giúp chúng ta phân biệt được điện thoại của hàng này so với các hãng điện thoại khác. Trong hoạt động phân phối, đại lý các sản phẩm Tivi của LG, trên hợp đồng các đại lý sẽ dựa trên tên thương mại LG để kí kết hợp đồng.

 

Thương hiệu của Tập đoàn Hello Health Group

Hello Health Group là tập đoàn đa quốc gia, ở Việt Nam tập đoàn này có công ty con là Công ty TNHH Xin Chào Bác Sĩ. Ngoài nhãn hiệu helloHEALTH được biết đến là nhãn hiệu chung thì tại Việt Nam, khách hàng sẽ nhận biết được hello BACSI là nhãn hiệu chỉ thương hiệu của tập đoàn này ở thị trường Việt Nam trong lĩnh vực truyền thông y tế.

 

 

 

Kết luận

Tên thương mại và nhãn hiệu sẽ dễ dàng nhận biết và phân loại khi chúng ta hiểu được bản chất và quy định của pháp luật về các khái niệm này. Một tên thương mại là chủ sở hữu của nhiều nhãn hiệu, nhưng một nhãn hiệu không thể có nhiều chủ sở hữu. Vì vậy, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu luôn là nguyên tắc ưu tiên hàng đầu để bảo vệ và nâng cao sức ảnh hưởng cho tên thương mại nói riêng và sự phát triển toàn diện của thương hiệu nói chung.

Từ khóa: Thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại

 

Công ty Luật TNHH ELITE (ELITE LAW FIRM) là một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, có chất lượng chuyên môn cao trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, thông qua mạng lưới các Luật sư cộng sự quốc tế của mình, ELITE LAW FIRM còn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong việc đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới như Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Pakistan, Hoa Kỳ, Canada, Cu-ba, Nga, Đức, Anh, Pháp và các nước thuộc Cộng đồng chung Châu Âu (EU),v.v…

CÔNG TY LUẬT ELITE – 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com/vi

Bình luận bài viết

X