Thủ tục xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp

Hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo quy định, các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp:

  1. Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
  2. Sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời.

Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo quy định, sử dụng kiểu dáng công nghiệp là việc thực hiện các hành vi sau đây:

  1. Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;
  2. Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;
  3. Nhập khẩu sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

Hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp bị xử lý như thế nào?

Xử lý bằng biện pháp hành chính

Theo quy định, mức phạt cao nhất với cá nhân có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là 250.000.000 đồng. Mức phạt cao nhất với pháp nhân có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là 500.000.000 đồng, cụ thể như sau:

Xử lý bằng biện pháp dân sự

Theo quy định, Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp:

  1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  4. Buộc bồi thường thiệt hại;
  5. Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm kiểu dáng công nghiệp với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu, hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Xử lý bằng biện pháp hình sự

Theo quy định hiện nay các hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp không bị xử lý hình sự.

Phí thực xử lý xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là bao nhiêu?

Về nguyên tắc, mức phí xử lý xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp phụ thuộc vào từng hồ sơ vụ việc cụ thể và được tính theo giờ luật sư. Bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hưởng mức phí hợp lý và ưu đãi nhất.

 

Với đội ngũ có chuyên môn sâu và hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dựa trên sáu Giá trị cốt lõi của mình, gồm: Chính trực, Thấu cảm, Trách nhiệm, Cẩn thận, Quyết tâm và Học hỏi, Chúng tôi (ELITE Law Firm) cam kết đồng hành cùng bạn và sẽ hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục này một cách thành công, nhanh chóng và tiết kiệm. Liên hệ chúng tôi ngay!

 


Đọc thêm bài viết liên quan

Vi phạm sáng chế – Xử lý như thế nào?

♦ Vi phạm nhãn hiệu – Xử lý như thế nào?

♦ Quy Định Đăng Ký Nhãn Hiệu Mới Nhất 2023

♦ Quy Định Đăng Ký Kiểu Dáng Công Nghiệp Mới Nhất 2023

♦ Quy Định Đăng Ký Sáng Chế Mới Nhất 2023


 

Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0988.746.527 | ĐT: 024-37373051

Email: info@lawfirmelite.com/vi

 

 

Bình luận bài viết

X
Contents