BẢNG XẾP HẠNG CHỈ SỐ ĐỔI MỚI TOÀN CẦU CỦA WIPO NĂM 2018 (GII 2018) – VIỆT NAM XẾP THỨ 45/126 QUỐC GIA VÀ NỀN KINH TẾ ĐƯỢC XẾP HẠNG

Bảng xếp hạng chỉ số đổi mới toàn cầu 2018 – Một vài nền kinh tế đang đổi mới hiệu quả hơn so với những nền kinh tế còn lại? (chuyển đổi các nguồn đầu tư cho đổi mới thành đầu ra quan trọng với giá trị cao hơn).

Trong khi Chỉ số đổi mới toàn cầu 2018 nổi tiếng nhất trong việc xếp hạng mức độ đổi mới của 126 nền kinh tế, WIPO và các đối tác của GII cũng khám phá ra các thông tin chi tiết bằng cách đánh giá 80 chỉ số của GII có phạm vi từ Nghiên cứu và Triển khai, các Chi phí đầu tư cho giáo dục cho đến Các đơn sáng chế quốc tế và Sáng tạo ứng dụng di động.

Một bộ kết quả cho thấy một vài Nền kinh tế đang tiến hành thêm nhiều hoạt động với những Nền kinh tế đổi mới ít hiệu quả hơn – giao một công cụ quan trọng cho các quốc gia thành viên của WIPO và những quốc gia khác quan tâm tới việc thúc đẩy các nền kinh tế đổi mới.

Điều thành công nhất của các nền kinh tế được coi là đổi mới hiệu quả là đã tìm được tổ hợp chính sách giúp tối đa hóa tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư vào công nghệ qua nền kinh tế.

Nguồn: Dữ liệu chỉ số đổi mới toàn cầu. Cornell, INSEAD và WIPO.

Trong biểu đồ trên đây, đường thẳng màu xám chỉ ra giá trị dự đoán của đầu ra và đầu vào cho đổi mới của tất cả các nền kinh tế, được khảo sát theo nhóm thu nhập. Những quốc gia nằm tại điểm trên đường thẳng là các nền kinh tế đổi mới tương đối hiệu quả. Những quốc gia nằm tại điểm dưới đường thẳng cần cải thiện thêm. Điểm ở góc phần tư phía trên bên phải, cách xa đường kẻ là “điểm tuyệt vời”: Đầu vào giá trị cao (ví dụ như sẵn có các nhà nghiên cứu hoặc sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khoa học và kỹ nghệ), kết quả, hiệu quả, đầu ra giá trị cao (ví dụ như sản xuất công nghệ cao và công nghệ trung bình).

Chúng ta có thể tìm thấy ở đây các quốc gia như Thụy Sĩ (CH), Hà Lan (NL), Thụy Điển (SE) và Mỹ (US). Từ các kết quả Chỉ số đổi mới toàn cầu có thể thấy được:

    (i) Trong số các quốc gia có thu nhập cao, Thụy Sĩ, Hà Lan, Thụy Điển, Đức, Ireland, Luxembourg và Hungary nổi bật nhờ tạo ra nhiều đầu ra từ mức độ đầu vào mà họ đã đặt ra. Ví dụ, Thụy Sĩ là quốc gia hàng đầu trong GII 2018 ở cả hai khu vực đo lường kết quả đổi mới: đầu ra sáng tạo, đầu ra kiến thức và công nghệ. Nói cách khác, nó chuyển một cách hiệu quả các nguồn đầu tư công nghệ thành các kết quả, thành quả.

     (ii) Trong số các quốc gia có thu nhập trên trung bình, Trung Quốc thể hiện mạnh mẽ trong mối quan hệ hiệu quả nhờ có các thế mạnh bao gồm Sáng tạo kiến thức gồm tỷ lệ bằng sáng chế và công bố, Tác động kiến thức bao gồm nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Trung Quốc là một trong hai quốc gia duy nhất có nền kinh tế thu nhập trên trung bình, cùng với Malaysia, có mức đầu vào và đầu ra tương đương với Nhóm thu nhập cao.

     (iii) Trong số các quốc gia có nền kinh tế trung bình, nổi bật là Ukraine, Cộng hòa Moldova và Việt Nam thể hiện tốt hơn mong đợi qua các mức độ đầu vào của họ. Ví dụ Việt Nam thể hiện vượt trội trong tăng trưởng năng suất của mỗi công nhân và là quốc gia hàng đầu trong nhóm xuất khẩu mạng lưới công nghệ cao. Việt Nam cũng tương đối mạnh trong xuất khẩu các sản phẩm sáng tạo và sáng tạo ứng dụng di động.

     (iv) Trong số các quốc gia có thu nhập thấp, Tanzania và Madagascar là những nền kinh tế đổi mới hiệu quả.

Bảng 10 quốc gia được xếp hạng cao nhất theo nhóm thu nhập trong số các nền kinh tế có thu nhập trung bình.

“Đổi mới hiệu quả” chỉ là một trong nhiều cách mà Chỉ số đổi mới toàn cầu phân tích bộ dữ liệu phong phú của nó, tìm hiểu chi tiết các Chỉ số đổi mới toàn cầu ngoài xếp hạng có uy tín và bổ sung các quan điểm, so sánh từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp tìm thấy cách thức đúng để kích thích hoạt động sáng tạo.

By Trâm Anh – Trần Tuyên – ELITE LAW FIRM, lược dịch theo WIPO.

Bình luận bài viết

X