14. “Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ” là gì?

“Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ” là gì?


Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ (IPR) của một người là một trong ba biện pháp pháp lý chính (biện pháp còn lại gồm: 2- Hợp đồng li-xăng; 3- Hợp đồng chuyển giao bí quyết công nghệ) để thực hiện việc chuyển giao thương mại hoặc mua lại công nghệ. Chuyển nhượng là đồng ý bán tất cả các quyền độc quyền của mình trong quyền sở hữu trí tuệ từ một chủ sở hữu (người/bên chuyển nhượng hoặc người/bên chuyển giao) và việc mua các quyền này của một bên/người mua (người/bên được chuyển nhượng hoặc người/bên được chuyển giao), cho dù bên đó là một cá nhân hay một pháp nhân. Tài liệu pháp lý ghi nhận giao dịch (pháp lý) này có thể được gọi là “(Hợp đồng) chuyển nhượng quyền độc quyền sáng chế” hoặc “(Hợp đồng) chuyển nhượng” (là một ví dụ). Theo hợp đồng chuyển nhượng, chủ sở hữu quyền chuyển giao quyền cho phép hoặc cấm một số hành vi nhất định bao gồm một, một số hoặc tất cả các quyền của quyền tác giả. Hợp đồng chuyển nhượng là việc chuyển giao quyền tài sản; do đó, nếu tất cả các quyền được chuyển nhượng thì người được chuyển nhượng các quyền này sẽ trở thành chủ sở hữu (mới) của quyền tác giả.

* Điều 138 và Điều 139, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022 quy định:

Điều 138. Quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

2. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).

Điều 139. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó;

6. Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng của tổ chức chủ trì theo quy định của Luật này.


Tags: Từ điển sở hữu trí tuệ

 

Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0988.746.527 | ĐT: 024-37373051

Email: info@lawfirmelite.com/vi

 

 

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHANH CHÓNG, HIỆU QUẢ

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ AN TOÀN

ĐỂ KINH DOANH BỀN VỮNG, PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG

Bình luận bài viết

X