INTA News: 12/01/2022
INTA gần đây đã công bố một bản báo cáo nghiên cứu xem xét các nỗ lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiện tại ở Đông Nam Á và đưa ra 62 khuyến nghị cho các chính phủ trong khu vực ASEAN và các nơi khác đang tìm cách tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong khu vực pháp lý của họ.
Báo cáo có tên là Báo cáo nghiên cứu về các thực tiễn hay nhất để bắt đầu, tiếp tục hoặc phục hồi các nỗ lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Tập trung vào chống giả mạo nhãn hiệu, do cựu Cục trưởng Cục SHTT Philippines, Ricardo Blancaflor viết. Báo cáo tập trung vào các quốc gia Campuchia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Báo cáo được xuất bản cho INTA nhằm thúc đẩy các tiến bộ với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Đông Nam Á.Các thành viên của Tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương, thuộc Ủy ban chống hàng giả thuộc Hiệp hội Nhãn hiệu Quốc tế (INTA), đã xem xét và đóng góp ý kiến cho các dự thảo ban đầu.
Trong bài phát biểu khai mạc tại buổi họp trực tuyến đánh dấu việc công bố báo cáo vào ngày 14 tháng 12 năm 2021 vừa qua, Chủ tịch Tiki Dare của INTA 2021 nhấn mạnh: “Báo cáo của ông Blancaflor cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị về các thực tiễn hay nhất để quyền SHTT được thực thi trong khu vực này, trình bày các sáng kiến cụ thể của một số quốc gia thành viên ASEAN. Khi ASEAN và thế giới đang dần phục hồi sau đại dịch covid-19, các nhà hoạch định chính sách sẽ tập trung vào các lĩnh vực để tăng trưởng bền vững và phục hồi. Những thực tiễn hay nhất được xác định trong Báo cáo sẽ giúp cho mục đích này.”
Tại buổi lễ, ông Blancaflor nói rằng bài báo cáo của ông đã được nghiên cứu trong nhiều năm và đưa ra lời khuyên rằng luật pháp về SHTT phải bắt kịp với công nghệ và các vấn đề mới nổi như thương mại điện tử và đại dịch covid-19. Ông nói rằng: “Hầu hết thời gian, các nhà lập pháp sẽ đi sau những kẻ làm giả hai bước nếu họ không chủ động.”
Ông nêu ra như một ví dụ rằng các sửa đổi về quy định SHTT này ở Philippines hiện đang được Quốc hội xem xét.
Trong số các khuyến nghị được nêu trong báo cáo, có bảy thực tiễn hay nhất hàng đầu như sau:
- Thứ nhất, các quốc gia nên thực hiện luật pháp đúng đắn, hợp lý để ngăn ngừa vi phạm một cách chính xác, chẳng hạn như bằng cách đưa ra các mức phạt cao.
- Thứ hai, một hệ thống tư pháp minh bạch, có kinh nghiệm và hiệu quả là chìa khóa cho các nỗ lực thực thi thành công. Báo cáo giải thích rằng việc xây dựng luật pháp thiếu sức mạnh có hiệu quả nếu hệ thống tư pháp không có các thẩm phán và công tố viên được đào tạo đầy đủ để có thể xử lý các vụ việc một cách đúng đắn.
- Thứ ba, chính phủ nên thực hiện một cách tiếp cận tổng thể, ngay cả khi có các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ chuyên trách. Không một cơ quan nào có thể mang nặng một mình, cho dù là Hải quan, cảnh sát hoặc cơ quan hành chính. Việc thành lập một tổ chức có nhiều phòng ban là điều cần thiết để tập hợp tất cả các chuyên gia có kỹ năng và nhiệm vụ liên quan để chống tội phạm về SHTT.
- Thứ tư, sự hỗ trợ của giới chức cấp cao sẽ giúp ưu tiên các nỗ lực bảo vệ quyền SHTT. Như đã đề cập trong bài nghiên cứu, cố Quốc vương Thái Lan, Bệ hạ Bhumibol Adulyadej, đã đề cập đến vấn đề SHTT và thậm chí đã được trao Giải thưởng Nhà lãnh đạo Toàn cầu đầu tiên của Hiệp hội Sở hữu Trí tuệ Thế giới vào năm 2007.
- Thứ năm, các quốc gia nên kết nối thành công kinh tế với SHTT – đặc biệt là đối với việc thực thi quyền SHTT. Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á không tiến hành nghiên cứu sâu rộng về tác động của SHTT đối với nền kinh tế, và do đó, các nhà hoạch định chính sách không nhận thấy tầm quan trọng của SHTT.
- Thứ sáu, công nghệ và các vấn đề mới nổi cần được lường trước và tập trung giải quyết. Thương mại điện tử đã và đang là một lĩnh vực phát triển chính của các doanh nghiệp nhưng nó cũng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho các chủ sở hữu thương hiệu liên quan đến việc buôn bán hàng giả.
- Và cuối cùng, đặt tất cả các phần lại với nhau, các quốc gia cần phải thực hiện các chương trình thực thi quyền SHTT. Ngay cả khi các văn phòng sở hữu trí tuệ không có trách nhiệm thực thi quyền SHTT, họ vẫn có thể ủng hộ các nỗ lực thực thi các quyền SHTT mà họ đang tiến hành đăng ký và công nhận.
Buổi lễ kết thúc bằng cuộc thảo luận của các chuyên gia về các xu hướng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các yếu tố thúc đẩy khác nhau để hành động về các vấn đề sở hữu trí tuệ và tác động của báo cáo tại quốc gia của họ.
Các chuyên gia tham gia là Editha R. Hechanova, đối tác điều hành, Hechanova Bugay Vilchez & Andaya-Racadio (Philippines); Justisiari P. Kusumah, đối tác điều hành, K&K Advocates – Sở hữu trí tuệ (Indonesia); Wiramrudee Mokkhavesa, đối tác, Tilleke & Gibbins (Thái Lan); và Yen Vu (Việt Nam).
Keywords: thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Đông Nam Á, chống hàng giả, hàng nhái