Lưu ý khi đăng ký và sử dụng kiểu dáng công nghiệp

Trong những năm gần đây, hàng nghìn vụ việc liên quan đến xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp (KDCN) đã được các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý. Nhiều tranh chấp khác nhau từ việc đăng ký đến việc sử dụng, chuyển quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sử dụng KDCN. Vậy, lưu ý nào cho các doanh nghiệp trong việc đăng ký bảo hộ và sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tránh những tranh chấp và thiệt hại không đáng có? Khi đã được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền KDCN thì công ty/cá nhân có những quyền gì đối với kiểu dáng công nghiệp?

 

 

Khi được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, Công ty/Cá nhân có những quyền gì?

Theo quy định của Luật SHTT (Điều 123, 124, 125, 138…), khi một Công ty/Cá nhân được Cục SHTT Cấp Bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì Công ty A có những quyền tài sản sau đây đối với kiểu dáng công nghiệp của mình:

  • Quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp của mình, cụ thể là:
  1. sản xuất,
  2. lưu thông, quảng cáo, chào hàng, lưu kho sản phẩm có kiểu dáng công nghiệp,
  3. nhập khẩu sản phẩm có KDCN được bảo hộ độc quyền;
  • Quyền ngăn cấm người khác sử dụng KDCN của mình, cụ thể là quyền ngăn cấm người khác sử dụng KDCN của mình, gồm ngăn cấm: sản xuất, lưu thông, quảng cáo, lưu kho, nhập khẩu các sản phẩm chứa KDCN đang được bảo hộ, trừ một số trường hợp sử dụng đặc biệt được pháp luật cho phép.
  • Quyền định đoạt đối với KDCN của mình, cụ thể là: chuyển nhượng (bán, cho tặng, kế thừa), li-xăng (cho thuê/chuyển giao quyền sử dụng), góp vốn kinh doanh, từ bỏ quyền sở hữu hoặc tự chấm dứt hiệu lực đối với KDCN.

Việc Chủ sở hữu Bằng Độc quyền kiểu dáng công nghiệp thực thi bảo hộ quyền chính là việc thực hiện quyền ngăn cấm người khác sử dụng trái phép quyền độc quyền kiểu dáng công nghiệp của mình đã được pháp luật bảo hộ.

Kết luận giám định có vai trò như thế nào trong các vụ việc tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp

Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn (về sở hữu trí tuệ) để đánh giá, kết luận về  việc có yếu tố xâm phạm hay không xâm phạm quyền hay không và những vấn đề khác có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. (Điều 201 Luật SHTT)

Kết luận giám định của Viện Khoa Học Sở hữu trí tuệ liệu có phải là căn cứ chứng minh một bên không xâm phạm nhãn hiệu của bên khác?

  • Thứ nhất, Kết luận giám định của Viện KHSHTT chỉ là một nguồn thông tin tin cậy (ý kiến chuyên môn của Chuyên gia trong lĩnh vực SHTT), là một nguồn chứng cứ, không phải chứng cứ. Nó chỉ trở thành chứng cứ khi được thu thập theo đúng thủ tục tố tụng tố tụng dân sự (do Tòa án tiến hành).
  • Thứ hai, trên thực tế, để Kết luận giám định có tính thuyết phục, Giám định đó cần được tiến hành dựa trên việc so sánh đánh giá 1 đối tượng/1 sản phẩm với một Văn bằng SHCN/Bằng KDCN cụ thể, so sánh 1-1 để đưa ra kết luận cụ thể và chính xác.

Trong trường hợp đối tượng của Giám định nhiều KDCN khác nhau, cơ quan giám định có thể đưa ra Kết luận cũng rất rộng. Tôi cũng xin lưu ý, nếu Cơ quan giám định chỉ kết luận KDCN “Không phải là bản sao”, không có nghĩa là nó không xâm phạm quyền KDCN của người khác đang được bảo hộ. Luật SHTT (Điều 126) quy định hành vi bị coi là xâm phạm KDCN là sử dụng (chính) KDCN (SX, KD SP có chứa KDCN) được bảo hộ trái phép hoặc sử dụng KDCN trái phép không khác biệt đáng kể với Bằng ĐQ KDCN đang được bảo hộ.

Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ KDCN trước khi đưa sản phẩm ra thị trường và mục đích, ý nghĩa của kết luận giám định SHTT

  • Thứ nhất, đăng ký bảo hộ KDCN trước khi đưa SP ra thị trường là cách an toàn và chắc chắn nhất cho DN/ Cá nhân để tránh, hạn chế tối đa tranh chấp. Do đó, DN/ Cá nhân nên tiến hành đăng ký xác lập quyền SHTT trước khi đưa SP ra thị trường để xác lập quyền pháp lý hợp pháp cho mình và làm cơ sở ngăn chặn bất cứ hành vi xâm phạm quyền nào trên cơ sở pháp luật. Theo quy định, Quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là của Cục SHTT, do đó, trước khi đưa bất cứ sản phẩm nào ra thị trường, các doanh nghiệp nên tiến hành tra cứu và đăng ký kiểu dáng công nghiệp nói riêng và tất cả các quyền sở hữu trí tuệ khác nếu có nói chung để bảo vệ quyền lợi của mình, có cơ sở xử lý các bên thứ ba xâm phạm.
  • Thứ hai, DN/ Cá nhân cần hiểu đúng về mục đích và ý nghĩa của Kết luận giám định (KLGĐ). KLGĐ không phải là “cây đũa thần” hoặc “tấm khiên bảo vệ” cho DN/ Cá nhân khi xảy ra tranh chấp. KLGĐ là ý kiến đánh giá về một vấn đề của một chuyên gia có trình độ sâu, am tường về một lĩnh vực cụ thể. Nó/KLGĐ tự nó không đương nhiên là bằng chứng hoặc căn cứ pháp luật để khẳng định một hành vi xâm phạm hay không xâm phạm quyền SHTT. Kết luận giám định không thể thay thế được Văn bằng bảo hộ quyền SHTT.
  • Thứ ba, Doanh nghiệp/Cá nhân nên tham vấn ý kiến Luật sư chuyên môn, kinh nghiệm về SHTT để có thêm thông tin đánh giá khách quan trước khi quyết định đưa SP ra thị trường, đặc biệt là trong trường hợp có tranh chấp quyền SHTT xảy ra.
  • Về nguyên tắc, quyền tự bảo vệ quyền SHTT theo điều 198 Luật SHTT là quyền, không phải là nghĩa vụ bắt buộc chủ sở hữu Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, nghĩa là, chủ thể quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc gửi thư khuyến cáo.

Các Doanh Nghiệp/ Cá nhân cần làm gì khi kiểu dáng công nghiệp của mình bị xâm phạm

Theo đó, qua vụ việc này, doanh nghiệp/Cá nhân cần lưu ý các điểm sau trong việc giải quyết tranh chấp quyền SHCN, cụ thể là quyền KDCN:

  • Thứ nhất, Luật quy định về quyền tự bảo vệ (một quyền dân sự, Đ. 198 Luật SHTT) thì Chủ sở hữu quyền KDCN có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc gửi thư khuyến cáo, chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc chủ sở hữu Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp phải gửi Thư khuyến cáo mới xử lý được hành vi xâm phạm quyền của mình.   
  • Thứ hai, khi doanh nghiệp/Cá nhân không có quyền độc quyền về KDCN thì mọi quyền sử dụng hợp pháp đều phải dựa trên cơ sở các nội dung Hợp đồng li-xăng (chuyển giao quyền sử dụng) đã ký, phạm vi quyền, thời hạn sử dụng. Khi Hợp đồng đã hết hạn thì mọi quyền sử dụng hợp pháp đều chầm dứt, nếu muốn tiếp tục sử dụng thì bên nhận li-xăng bắt buộc phải đàm phán để gia hạn HĐ hoặc xin phép bằng văn bản đối với việc sử dụng tiếp tục quyền đó. Mọi việc sử dụng quyền KDCN sau khi HĐ hết hiệu lực đều là hành vi xâm phạm quyền và bị pháp luật xử lý.

Những hạn chế, bất cập gì trong việc giải quyết các tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp hiện nay?

Nhìn chung, các quy định pháp luật về thực thi, bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền độc quyền KDCN nói riêng tại Việt Nam đã hoàn thiện, đầy đủ. Luật SHTT Việt Nam đã đáp ứng chuẩn cao nhất về SHTT vì VN đã là thành viên của các Hiệp định đa phương có chuẩn cao nhất về SHTT như CPTPP, EVFTA. Tuy nhiên, trong triển khai và thực thi luật vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả việc bảo hộ và khai thác tài sản trí tuệ của DN, cụ thể là:

  1. Về thủ tục thực thi giải quyết tranh chấp và bảo hộ quyền SHTT thì còn phức tạp vì hiện nay, có 5 cơ quan có thẩm quyền thực thi, giải quyết tranh chấp nhiều (Thanh tra SHCN, VH; QLTT, HQ, Cảnh sát Kinh tế, Tòa án), gây khó khăn cho DN trong việc xác định, lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
  2. Quy định về chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT cũng như KDCN chưa cao, chưa đủ mạnh nên chưa tạo ra sự răn đe đủ mạnh cho đối tượng vi phạm cũng như chưa thuyết phục các doanh nghiệp là chủ các quyền SHTT tự tin và chủ động trong việc xử lý vi phạm.
  3. Doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ về giá trị quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền KDCN nói riêng là tài sản giá trị đồng thời là công cụ kinh doanh hiệu quả nhất trong cạnh tranh và nâng cao thị phần trong KD ở thời đại công nghê thông tin nên chưa có chiến lược đầu tư và khai thác quyền SHTT, KDCN để nâng cao lợi thế kinh doanh. Do đó, DN cũng chưa chủ động trong hoạt động xác lập quyền và khai thác, thực thi quyền SHTT một cách bài bản và hiệu quả.
  4. Hiện nay, VN chưa có tòa án chuyên trách để giải quyết, xét xử các tranh chấp quyền SHTT. Các các vụ việc tranh chấp phức tạp về quyền SHTT, ví dụ như xâm phạm, tranh chấp về quyền đối với sáng chế, KDCN, bí mật thương mại, cần có đội ngũ các thẩm phán có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này xem xét, giải quyết để nâng cao chất lượng và hiệu quả xét xử. Do đó, trong thời gian tới, những vụ việc tranh chấp về quyền SHTT nên được xử lý bởi Tòa án chuyên trách, có đầy đủ chuyên môn về SHTT để đảm bảo các vụ việc được giải quyết nhanh chóng, công bằng, chính xác.
  5. Cần bổ sung thêm quy định bảo hộ từng phần, từng bộ phận riêng sáng tạo đối với kiểu dáng công nghiệp, thay vì bảo hộ toàn bộ và tổng thể như quy định hiện nay để giúp DN dễ dàng xác định được phạm vi bảo hộ kiểu dáng của mình trong việc đăng ký và thực thi quyền. Dự thảo Luật SHTT sửa đổi năm 2022 đã bổ sung quy định mới này nhằm đáp ứng cam kết của Việt Nam theo Hiệp định CPTPP.

Keywords: tranh chấp trong đăng ký, sử dụng KDCN; ELITE LAW FIRM

 

Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0988.746.527 | ĐT: 024-37373051

Email: info@lawfirmelite.com/vi

 

 

Bình luận bài viết

X