Phát minh và sáng chế là gì? Sáng chế khác phát minh ở điểm nào?

By ELITE LAW FIRM

phát minh và sáng chế

Phát minh và sáng chế là hai khái niệm khoa học có nhiều điểm tương đồng, nhưng khác biệt nhau. Dưới góc độ pháp luật Sở hữu trí tuệ, Sáng chế được nhà làm luật định nghĩa và làm sáng rõ hơn so với phát minh. 

Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm khái niệm về phát minh, sáng chế. Từ những khía cạnh giống và khác nhau sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của những bước tiến sáng chế của nhân loại.

Phát minh là gì?

Dưới góc độ pháp lý, phát minh chưa được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật. Trong nghiên cứu khoa học, phát minh là thuật ngữ được dùng phổ biến hơn cả. 

Có thể hiểu phát minh là sự phát hiện, tìm ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại khách quan mà trước đó chưa ai biết. Dựa trên những kiến thức của mình, các nhà khoa học đã chứng minh và khẳng định phát minh đó là đúng. Từ đó thay đổi nhận thức về vấn đề đã được chứng minh.

Ví dụ: Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn; Archimède phát minh định luật sức nâng của nước; Charles Darwin phát minh thuyết tiến hóa; Thompson chính là người đã phát hiện và chứng minh được sự tồn tại của electron;  Thomas Edison lần đầu tiên phát hiện ra rằng dòng điện có thể di chuyển trong chân không hoặc khí gas mà không cần dây dẫn…

Phát minh mới đầu chỉ là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học, có khả năng áp dụng để giải thích những nguyên lý cơ bản nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông một quá trình tiếp theo để áp dụng những kiến thức mới này vào một đối tượng cụ thể để đưa vào sản xuất và áp dụng hàng loại, phục vụ đời sống con người.

Sáng chế là gì?

Đây là khái niệm đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của nhiều Quốc gia trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, trong đó có Việt Nam. 

Theo khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. 

Ví dụ: Iphone, Máy bay không người lái, máy in 3D, xe máy điện, máy phát điện….

Giải pháp kỹ thuật có thể tồn tại dưới các hình thức sau: Là dạng vật thể, ví dụ: Máy móc, dụng cụ, thiết bị, linh kiện…; là dạng chất, ví dụ: Thực phẩm, dược phẩm, thuốc, vật liệu…; là dạng quy trình, ví dụ: Quy trình xử lý nước thải, quy trình công nghệ sản xuất xi măng, quy trình sản xuất vaccine… 

Sáng chế có thể hiểu là sản phẩm hoặc quy trình kỹ thuật dựa trên sự sáng tạo của con người dựa trên những kiến thức đã biết để tạo ra sản phẩm/quy trình mới, có khả năng áp dụng phổ biến vào trong đời sống, được Nhà nước bảo hộ bằng luật pháp dưới dạng văn bằng bảo hộ.

Sự khác nhau giữa phát minh và sáng chế

Tiêu chí so sánh

Phát minh

Sáng chế

Tính sáng tạo

Do đơn giản đây chỉ là quá trình tìm ra và chứng minh được các quy luật phổ quát sẵn có của tự nhiên, tạo tiền đề cho việc áp dụng các kiến thức vào đời sống con người. Là tiền đề của các sáng chế, các nghiên cứu, khám phá khoa học của con người.

Mọi sản phẩm/quy trình đều trải qua một quá trình nghiên cứu, áp dụng thực tiễn.

Dựa trên những kiến thức khoa học để tạo thành một sản phẩm/quy trình chưa từng được áp dụng tính đến thời điểm đó.

Ngoài ra, sáng chế cần đảm bảo điều kiện về tính mới theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ để được thừa nhận Sáng chế hợp pháp.

Khả năng áp dụng

Chỉ có thể làm kiến thức nền tảng, cơ sở cho nghiên cứu khoa học mà không thể tạo ra trực tiếp được một sản phẩm/quy trình kỹ thuật mà chỉ với một định lý, nguyên lý. Thông qua các nhà sáng chế, những phát minh mới được vận dụng để tạo ra quy trình/sản phẩm mà trước đó chưa có.

Có khả năng áp dụng và sản xuất hàng loạt, phục vụ đời sống con người.

VD: máy ATM là sáng chế được thực hiện bởi Đỗ Đức Cường-một người Việt làm việc tại ngân Citibank-Mỹ

Hoặc xe lăn được điều khiển bằng suy nghĩ là sáng chế được thực hiện bởi GS.TS.Hùng Nguyễn – Việt Nam (tham khảo tại đây: https://www.xedienvietphap.com/xe-lan-dieu-khien-bang-suy-nghi-duoc-phat-kien-boi-giao-su-goc-viet)

Hình thức bảo hộ

Không được pháp luật bảo hộ với tư cách là một đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

Được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền trong thời hạn nhất định (Sáng chế: 20 năm, Giải pháp hữu ích: 10 năm)

Như vậy, phát minh không phải là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do bản thân nó không có tính sáng tạo và không phải do con người tạo ra. Mà chỉ đơn thuần là việc phát hiện ra một quy luật mới của tự nhiên để phục vụ đời sống con ngườiTuy nhiên, phát minh là tiền đề và đóng vai trò quan trọng để giúp cho sáng chế có thể được tạo ra và áp dụng trong thực tiễn đời sống.  Bên cạnh đó, phát minh cũng có thể là đối tượng bảo hộ của quyền tác giả nếu đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Quy trình bảo hộ Sáng chế

Mời quý vị và các bạn theo dõi bài viết sau: https://lawfirmelite.com/vidich-vu/huong-dan-dang-ky-sang-che-giai-phap-huu-ich-tai-viet-nam/

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về vấn đề pháp lý mà các bạn đang quan tâm nhé!

CÔNG TY LUẬT ELITE LAW FIRM

Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội, Việt Nam

ĐT: (+84-24) 3 7373051 / 0988746527

Fax: (+84-24) 3 7373056

Email: info@lawfirmelite.com/vi

Website: www.lawfirmelite.com/vi

Y:   Youtube ELITE LAW FIRM 

FP:  Fanpage ELITE LAW FIRM

Keywords: Sáng chế, phát minh, điểm giống và khác nhau, thủ tục đăng ký sáng chế, GPHI

Bình luận bài viết

X