So sánh HDMI ARC/e-ARC và Optical: có những khác biệt gì, và đâu là tùy chọn tốt?
|Máy Walkman đã ra mắt được 40 năm và 13 món đồ công nghệ đã hơn 20 tuổi|
|Hàng loạt ưu đãi cho doanh nghiệp khoa học, công nghệ|
|6 TẬP ĐOÀN ĐIỆN TỬ LỚN NHẤT THẾ GIỚI HIỆN NAY|
Kết nối HDMI ra đời giúp đơn giản hóa nhu cầu giải trí của người dùng gia đình, sở hữu khả năng truyền tải cả hình ảnh và âm thanh. Tuy nhiên trước khi HDMI xuất hiện, giao thức digital optical vẫn đã làm rất tốt công việc của nó. Dù vậy khi so sánh giữa HDMI ARC và digital optical thì chúng vẫn có những khác biệt mà người dùng cần tìm hiểu để có thể quyết định đâu là tùy chọn tốt nhất cho mình.
Như nói trên, giao thức HDMI ARC có khả năng truyền tải cả tín hiệu âm thanh lẫn hình ảnh chỉ với 1 dây dẫn, mang đến sự tiện lợi rất lớn khi thiết lập hệ thống âm thanh tại nhà. Người dùng có thể kết nối bất cứ thiết bị giải trí nào mà mình đang có (TV, đầu bluray, máy game console…) đến một hệ thống âm thanh cao cấp hơn thông qua dẫn truyền tín hiệu số sang mạch giải mã (DAC) trên thiết bị âm thanh như soundbar, receiver đa kênh.
(Nguồn ảnh: Home Theaters Pro)
Để truyền tải tín hiệu kỹ thuật số, chúng ta có 2 tùy chọn là HDMI ARC và digital optical.
Sự khác biệt giữa Optical và HDMI
Digital optical được phát triển và giới thiệu từ năm 1983 bởi Toshiba nhằm cung cấp cho người dùng một giao thức truyền tải tín hiệu âm thanh từ đầu CD và Laserdisc đến receiver hay hệ thống âm thanh stereo. Dây optical dùng đầu cắm TosLink (viết tắt của Toshiba Link) để truyền tín hiệu kỹ thuật số giữa 2 thiết bị với nhau. Chuẩn tín hiệu kỹ thuật số được sử dụng là SPDIF (Sony/Philips Digital Interface) cho phép truyền qua dây optical theo một tia sáng màu đỏ, hoặc có thể truyền từ điểm A đến điểm B bằng dây RCA tiêu chuẩn nếu thiết bị có hỗ trợ.
Tín hiệu SPDIF có thể truyền tín hiệu stereo 2 kênh không nén (còn gọi là tín hiệu PCM), hoặc trong các định dạng nén bitstream thông dụng hiện nay như Dolby Digital hay DTS Sound System. SPDIF tuy nhiên chỉ được thiết kế với băng thông “vừa đủ” theo đòi hỏi của định dạng được truyền tải vì thế nó không có khả năng nâng cấp lên cao hơn. Nói cách khác thì giao thức optical (hoặc coaxial) chỉ có thể làm việc trong một khuôn khổ giới hạn nhất định.
Giao thức optical cũng không thể truyền tải tín hiệu đòi hỏi băng thông lớn như Dolby Digital Plus, Dolby TruHD hay DTS:X, đơn giản chỉ vì nó không đủ băng thông. Khả năng truyền tải tối đa của giao thức optical dừng lại ở chất lượng Dolby Digital 7.1 hoặc DTS tiêu chuẩn.
Nếu muốn thưởng thức các nội dung Dolby Digital Plus, Dolby True HD hoặc DTS:X, người dùng sẽ cần đến giao thức HDMI ARC hoặc eARC. HDMI ARC và eARC cũng tương thích tốt nhất với các định dạng như DVD-Audio hay SACD. Cần nói thêm rằng tuy chỉ dừng lại ở băng thông truyền tải giới hạn như chất lượng âm thanh của giao thức optical vẫn rất tốt và phù hợp với nhu cầu giải trí gia đình.
Một số mẫu soundbar mới hiện nay (nhất là những sản phẩm không hỗ trợ định dạng Dolby Digital Plus, Dolby True HD hay DTS:X – ví dụ Sonos Ray) vẫn được đi kèm kết nối optical nên người dùng không cần phải lo lắng về vấn đề không tương thích. Tuy nhiên nếu bạn hướng đến mục tiêu chất lượng âm thanh cao nhất cùng khả năng tương thích lâu dài, HDMI ARC và eARC sẽ là tùy chọn hợp lý hơn ở thời điểm hiện tại.
HDMI ARC và eARC
HDMI ARC tuy cung cấp băng thông rộng hơn optical rất nhiều nhưng bản thân nó vẫn chỉ giới hạn Dolby Atmos với Dolby Digital Plus audio codec. Với các nội dung Dolby Atmos sử dụng codec audio Dolby TrueHD, DTS:X, DTS-HD High Resolution Audio hay DTS-HD Master Audio người dùng sẽ cần đến giao thức HDMI eARC.
Chuẩn HDMI ARC hỗ trợ tốc độ truyền dẫn 1-3 Mbps trong khi đó HDMI eARC hỗ trợ lên đến 37 Mbps. Chính điều này cho phép HDMI eARC có thể truyền tải các file âm thanh một cách đầy đủ nhất.
Đa số những dây HDMI hiện nay sẽ tương thích với cả công nghệ ARC và eARC tuy nhiên bạn cần chú ý xem thiết bị phát lẫn thiết bị thu của mình có cùng hỗ trợ eARC hay không, tránh trường hợp cắm 1 đầu ARC và 1 đầu eARC sẽ không tương thích.
Các ưu điểm khác của HDMI ARC
Ngoài chất lượng âm thanh tốt hơn, giao thức HDMI ARC còn tận dụng được chuẩn HDMI CEC (Consumer Electronics Control) để làm việc với remote TV, cho phép bạn điều khiển âm lượng của soundbar và receiver bằng remote TV một cách cực kỳ tiện lợi. Giao thức này cũng cho phép tắt/mở toàn hệ thống cùng lúc bằng nút power của remote TV.
Một ưu điểm nữa của HDMI ARC (và eARC) chính là khả năng truyền tải cả tín hiệu âm thanh lẫn hình ảnh chỉ với một dây từ đó giúp thiết lập hệ thống gọn gàng và nhanh chóng hơn từ nhiều dạng thiết bị như TV, máy chiếu hay receiver. Giao thức optical thua kém ở chỗ là chỉ có thể truyền tải tín hiệu âm thanh mà thôi. Ngoài ra, khả năng truyền tải 2 chiều cũng là một lợi thế mạnh mẽ của giao thức HDMI so với chuẩn digital optical.
Lưu ý khi kết nối
Với giao thức digital optical, người dùng chỉ cần cắm 2 đầu dây vào thiết bị là xong nhưng sẽ cần phải tùy biến giữa 2 thiết bị để cho độ tương thích tốt nhất. Còn với giao thức HDMI ARC (và eARC), hầu như bạn chỉ cần cắm 2 đầu dây vào thiết bị là xong, miễn là để ý cắm đúng chân ARC và eARC. Cuối cùng bạn nên vào phần tùy chỉnh của TV để kiểm tra lại xem 2 thiết bị đã kết nối chính xác chưa là xong.
Với giao thức HDMI ARC, người dùng cũng cần chú ý kích hoạt HDMI CEC (để sử dụng tính năng remote), cũng như kiểm tra output audio và video đã chính xác hay chưa.
Người dùng giao thức digital optical sẽ phải đòi hỏi thêm bước tùy chọn PCM và bitstream tùy theo định dạng của nội dung cần xem (stereo hay Dolby/DTS).
Trong trường hợp thiết bị của bạn có cả giao thức digital optical và HDMI ARC/eARC thì lời khuyên là hãy chọn HDMI cho đơn giản và có chất lượng tốt hơn.
Nguồn: Digital Trend
Công ty Luật TNHH ELITE (ELITE LAW FIRM) là một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, có chất lượng chuyên môn cao trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, thông qua mạng lưới các Luật sư cộng sự quốc tế của mình, ELITE LAW FIRM còn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong việc đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới như Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Pakistan, Hoa Kỳ, Canada, Cu-ba, Nga, Đức, Anh, Pháp và các nước thuộc Cộng đồng chung Châu Âu (EU),v.v…
CÔNG TY LUẬT ELITE – 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com/vi