10. “Tên gọi xuất xứ” là gì?
(1) Trong Hiệp định này, “tên gọi xuất xứ” nghĩa là tên địa lý của một quốc gia, một vùng, hoặc địa phương, được dùng để chỉ định một sản phẩm có nguồn gốc từ đó mà chất lượng và các đặc tính của các sản phẩm này là hoàn toàn riêng có hoặc chủ yếu do môi trường địa lý quyết định, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và yếu tố con người.
(2) Quốc gia xuất xứ là quốc gia có tên, hoặc quốc gia có khu vực hoặc địa phương có tên gọi, cấu thành tên gọi xuất xứ đã mang lại danh tiếng cho sản phẩm.
(Điều 2, Hiệp định Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và Đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ).
* Điều 4.22 và Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022 quy định:
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.
Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
1. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
2. Chỉ dẫn địa lý đồng âm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ nếu chỉ dẫn địa lý đó được sử dụng trên thực tế theo cách thức không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và bảo đảm nguyên tắc đối xử công bằng giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Tags: Từ điển sở hữu trí tuệ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHANH CHÓNG, HIỆU QUẢ
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ AN TOÀN
ĐỂ KINH DOANH BỀN VỮNG, PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG