THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP CHO SẢN PHẨM

By ELITE LAW FIRM

Khi Sản phẩm của bạn có Kiểu dáng đẹp, được bảo hộ độc quyền mà không cho phép đối thủ nào có thể sao chép, bắt chước thì Sản phẩm của bạn rất dễ bán, tăng doanh thu đồng thời bạn có quyền và tự tin đặt ra mức giá bán cao hơn Sản phẩm đối thủ vì chỉ có Doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất của bạn mới được độc quyền sản xuất, bán sản phẩm đẹp và hữu ích như vậy trên thị trường. Trong hoạt động kinh doanh ngày nay, kiểu dáng của sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng để thúc đẩy bán hàng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Các thông tin mà chúng tôi chia sẻ đều dựa trên những câu hỏi thực tế của khách hàng đặt ra trong quá trình sử dụng dịch của chúng tôi.

 

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo quy định, Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

VD: hình dáng bên ngoài của điện thoại, ô tô, xe máy, bút viết, bình đựng nước, đồng hồ đeo tay, …là những yếu tố giúp cho khách hàng lựa chọn và mua sản phẩm; đều có thể đăng ký bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp độc quyền. Nhưng, để được cấp văn bằng bảo hộ thì nó cần phải đáp ứng các yêu cầu bảo hộ theo quy định

Mục đích của việc đăng ký bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Vậy, mục đích của việc bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp là gì?

(i) Thứ nhất, kiểu dáng công nghiệp chỉ được pháp luật công nhận quyền sở hữu hợp pháp và bảo hộ trên cơ sở đăng ký tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do đó, Doanh nghiệp cần nhận thức được tâm quan trọng của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp để tiến hành đăng ký bảo hộ sớm nhất có thể

(ii) Thứ hai, việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là việc tạo dựng công cụ pháp lý để bảo vệ thị phần và là công cụ marketing hữu hiệu để cạnh tranh trên thị trường, mục đích là ngăn cấm việc sao chép hoặc bắt chước bởi các đối thủ cạnh trạnh, nhờ đó trở thành phương tiện hiệu quả về marketing, giúp nâng cao vị thế cạnh tranh của bạn trên thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm liên quan đến công nghệ như các thiết bị di động, phần mềm máy tính (giao diện), ô tô, bút viết, hộp mỹ phẩm, hộp nước hoa

(iii) Thứ ba là thúc đẩy bán hàng và tăng giá trị cho sản phẩm của bạn trên thị trường. Doanh nghiệp cần lưu ý rằng, khi sản phẩm của bạn có kiểu dáng đẹp, được bảo hộ độc quyền mà không đối thủ nào có thể sao chép (bắt chước) thì SẢN PHẨM của bạn rất dễ bán, tăng doanh thu đồng thời bạn có quyền và tự tin đặt ra mức giá bán cao hơn SẢN PHẨM đối thủ vì chỉ có DOANH NGHIỆP bạn mới được độc quyền sản xuất, bán sản phẩm đẹp và hữu ích như vậy trên thị trường.

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ 03 điều kiện sau đây:

– Thứ nhất, có tính mới: tính mới được hiểu là kiểu dáng công nghiệp này chưa từng được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào, gồm các ấn phẩm xuất bản offline (văn bản) và online (internet) trên toàn thế giới trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên (nếu có))

-Thứ hai, có tính sáng tạo: tính sáng tạo được hiểu là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng;

-Thứ ba, có khả năng áp dụng công nghiệp: khả năng áp dụng công nghiệp được hiểu là KDCN này được đùng làm mẫu để sản xuất hàng loạt sản phẩm có mẫu mã giống hệt nhau với số lượng lớn.

 

Để chuẩn bị và hoàn thiện Đơn đăng ký bảo hộ KDCN, khách hàng cần cung cấp thông tin, tài liệu gì?

(i) Tài liệu tối liên quan đến KDCN

  • 04 Bộ ảnh chụp/ bản vẽ rõ nét, đúng tỷ lệ được chụp theo hướng dẫn hoặc 1 sản phẩm/ vật mẫu để ELITE chụp;
  • Thông tin cơ bản về KDCN (Tên, chức năng, đặc điểm kỹ thuật của KDCN, …) để ELITE hoàn thiện Tờ khai và Bản mô tả KDCN.

(ii) Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

(iii) Các tài liệu khác (nếu có)

  • Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

(iv) Chứng từ nộp phí, lệ phí

Thời gian đăng ký bảo hộ KDCN mất bao lâu?

Theo quy định của Luật, việc xử lý đơn đăng ký KDCN được Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) thực hiện theo thời hạn như sau:

  • Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
  • Thời hạn công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ;
  • Thời hạn thẩm định nội dung: không quá 07 tháng kể từ ngày công bố đơn;
  • Thời hạn cấp bằng: 15 ngày kể từ ngày nộp đủ phí cấp Văn bằng.

Theo đó, tổng thời gian đăng ký bảo hộ KDCN thường kéo dài khoảng từ 10-12 tháng.

 

Chi phí đăng ký bảo hộ KDCN là bao nhiêu?

Theo quy định, lệ phí quốc gia cho việc đăng ký bảo hộ KDCN tại Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm: phí nộp đơn, phí thẩm định, phí công bố đơn, phí tra cứu thông tin cho việc thẩm định, phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có).

Theo đó, tổng phí Nhà nước cho việc nộp đơn đăng ký bảo hộ 1 KDCN trung là khoảng 1,8 triệu đồng và nếu đơn KDCN có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên là khoảng 2,4 triệu đồng.

Văn bằng bảo hộ KDCN có hiệu lực trong bao lâu?

Theo quy định, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực là 5 năm và được gia hạn hai lần, mỗi lần 5 năm. Vậy, nếu được gia hạn, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thời gian bảo hộ tối đa là 15 năm.

Khi nào thì phát sinh quyền đối với KDCN?

  • Theo quy định, quyền đối với KDCN sẽ phát sinh sau khi được cấp Văn bằng bảo hộ.
  • Trong khi đơn đang được thẩm định tại Cục SHTT, người nộp đơn có quyền tạm thời đối với KDCN này. Cụ thể:
    • Người nộp đơn là chủ đơn hợp pháp được ghi nhận trong Tờ khai đăng ký bảo hộ KDCN và trong các thông báo chính thức của Cục SHTT (thông báo chấp nhận đơn, công báo)
    • Trường hợp người nộp đơn biết rằng KDCN này đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền cảnh báo (bằng văn bản) đối tượng vi phạm về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để yêu cầu người đó chấm dứt việc sử dụng.

 

Quyền của chủ sở hữu KDCN sau khi được cấp Văn bằng bảo hộ là gì?

Theo quy định, Kể từ khi được cấp Bằng độc quyền KDCN, Chủ Sở hữu KDCN đó có quyền sử dụng để:                

(i) Sản xuất, mua bán, xuất, nhập khẩu sản phẩm có kiểu dáng được bảo hộ;

(ii) vận chuyển, lưu kho, quảng cáo, chào hàng sản phẩm có kiểu dáng được bảo hộ;

(iii) Quyển Li-xăng KDCN: cho bên thứ ba thuê KDCN để sản xuất;

(iv) Quyền Chuyển nhượng (bán) KDCN;

(v) Quyền Góp vốn kinh doanh bằng giá trị của KDCN được bảo hộ.

 

Keywords: Thiết kế bảo hộ kiểu dáng sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận, ELITE

Bình luận bài viết

X