Bảng xếp hạng bằng sáng chế an ninh mạng do Nikkei hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ thông tin LexisNexis của Mỹ biên soạn, dựa trên các bằng sáng chế được đăng ký tại 95 quốc gia và khu vực, bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Đăng ký bằng sáng chế đã được sàng lọc cho lĩnh vực an ninh mạng bằng cách sử dụng các yếu tố như phân loại bằng sáng chế quốc tế, các hồ sơ của cùng một bằng sáng chế ở nhiều quốc gia được tính là một bằng sáng chế duy nhất.

Công ty IBM

 

Tính đến tháng 8/2023, IBM dẫn đầu bảng xếp hạng với 6.363 bằng sáng chế. Huawei Technologies đứng thứ hai với 5.735 bằng sáng chế và Tencent Holdings đứng thứ ba với 4.803 bằng sáng chế.

Các công ty Trung Quốc khác trong top 10 bao gồm nhà cung cấp dịch vụ tài chính Ant Group ở vị trí thứ 6 với 3.922 bằng sáng chế, công ty truyền tải điện State Grid (3.696), Alibaba Group Holding (3.122) và quỹ đầu tư quốc gia China Investment (3.042).

Đơn xin cấp bằng sáng chế của doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng lên đáng kể từ khoảng năm 2018, khi Mỹ bắt đầu áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu toàn diện đối với các hãng công nghệ cao của Trung Quốc. So với 10 năm trước, lượng bằng sáng chế nắm giữ của IBM tăng 1,5 lần, của Huawei và Tencent lần lượt tăng gấp 2,3 lần và 13 lần.

Hiroko Osaka, người đứng đầu bộ phận tiếp thị châu Á của bộ phận sở hữu trí tuệ thuộc LexisNexis Nhật Bản cho biết, “ghi nhận gia tăng đáng kể trong hồ sơ của các công ty Trung Quốc nói chung, đặc biệt kể từ năm 2018”.

Lệnh cấm vận của chính quyền tổng thống Trump

Năm 2018, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã áp đặt thuế quan bổ sung đối với các sản phẩm công nghệ tiên tiến của Trung Quốc.

“Tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được tái khẳng định trong cuộc chiến giành quyền lực tối cao đối với công nghệ và dữ liệu tiên tiến, điều này có thể đã dẫn đến gia tăng hồ sơ đăng ký của các công ty Trung Quốc”, ông Osaka nói.

Theo lĩnh vực cụ thể, Huawei nắm giữ một số lượng lớn bằng sáng chế mạng liên quan đến công nghệ không dây và truyền thông khác. Tencent tập trung vào các công nghệ xác thực như email và xác minh danh tính, trong khi Ant Group có nhiều bằng sáng chế liên quan đến ngôn ngữ truy vấn được sử dụng cho các yêu cầu xử lý cơ sở dữ liệu.

Huawei có thế mạnh về các công nghệ liên quan đến ô tô. Các công nghệ có giá trị nhất có liên quan đến cái gọi là “network slice”, phân vùng mạng theo mục đích sử dụng. Với ứng dụng trong các lĩnh vực như tiêu chuẩn truyền thông tốc độ cao 5G và điện toán đám mây, phạm vi tiếp cận của công nghệ mở rộng đến ô tô và thiết bị liên lạc kết nối mạng.

Huawei chia sẻ sẽ ký kết các thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế với các nhà cung cấp lớn ở nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm BMW, Renault và Subaru. Hơn 350 công ty trên toàn cầu đã mua giấy phép Huawei, với doanh thu giấy phép vào năm 2022, đạt tổng cộng 560 triệu USD.

Mỗi bằng sáng chế được lập chỉ mục để phản ánh số lượng trích dẫn – thước đo giá trị kỹ thuật của nó – và sức mạnh của thị trường trong khu vực nơi các bằng sáng chế được nắm giữ. Huawei và Ant Group đứng đầu và thứ hai, đánh bại IBM. Trong 5 đến 6 năm qua, hồ sơ của các công ty Trung Quốc bao gồm tỷ lệ công nghệ mới nhất cao hơn IBM và các công ty khác.

Luật sư bằng sáng chế chuyên về sở hữu trí tuệ công nghệ tiên tiến Masahiro Osaka chỉ ra, việc người Trung Quốc nắm giữ một số lượng lớn bằng sáng chế mạng có thể ngăn chặn các doanh nghiệp nước khác tìm cách phát triển và bán các sản phẩm như thiết bị viễn thông và phần mềm.

Ngay cả khi các sản phẩm và dịch vụ của Trung Quốc bị loại khỏi thị trường quốc tế, “bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn” do các công ty Trung Quốc nắm giữ sẽ buộc các đối thủ cạnh tranh phải chi một khoản tiền lớn để tranh chấp bằng sáng chế hoặc từ bỏ và trả phí cấp phép cho các công ty Trung Quốc, theo luật sư Osaka.

Chuyên mục: Sáng chế

Nguồn: Vietnamnet

Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0988.746.527 | ĐT: 024-37373051

Email: info@lawfirmelite.com/vi