- Email: info@lawfirmelite.com/vi
- Hotline: (+84) 988746527
- Tel: (+84-24) 37373051
Tin tức
Đẩy mạnh phòng và chống vi phạm bản quyền trực tuyến đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của các chủ sở hữu bản…
Theo tổ chức nghiên cứu truyền thông Media Partners Asia, số lượng người dùng vi phạm bản quyền trên môi trường Internet tại Việt Nam ở mức cao với khoảng 15,5 triệu người tính đến hết tháng 6 năm nay, làm thất thoát khoảng 348 triệu USD.
Đẩy mạnh phòng và chống vi phạm bản quyền trực tuyến chính vì thế đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của các chủ sở hữu bản quyền và các cơ quan chức năng, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển đổi số chung của đất nước.
XoilacTV, MitomTV, phimmoi.net… những trang web lậu chuyên đăng tải các nội dung vi phạm bản quyền của thể thao, phim ảnh trước đây thì giờ khi truy cập tên miền đều đã bị chặn bởi Bộ Công an và các cơ quan có thẩm quyền. Tất nhiên vẫn còn đó những trang web có tên tương tự, chỉ thêm ký tự hay số để làm khó cơ quan điều tra nhưng số lượng cũng không còn nhiều.
Tính đến hết tháng 6/2022, Trung tâm bảo vệ bản quyền Nội dung số, Bộ thông tin và Truyền thông đã chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam đến trên 500 trang web vi phạm bản quyền.
Bên cạnh việc chặn truy cập, mới đây Bộ Công an cũng đã khởi tố website chuyên sao chép, sử dụng bất hợp pháp tác phẩm điện ảnh là phimmoi.net.
Tổ chức nghiên cứu truyền thông Media Partners Asia ước tính, kiểm soát vi phạm bản quyền sẽ tạo thêm hơn 4.800 việc làm mới cho thị trường lao động Việt Nam , doanh thu trong lĩnh vực video trực tuyến sẽ tăng lên 351 triệu USD vào năm 2027 gấp 2,5 lần so với hiện tại.
Nguồn: Cafef.vn
Từ khóa: xâm phạm bản quyền, xâm phạm SHTT
Công ty Luật TNHH ELITE (ELITE LAW FIRM) là một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, có chất lượng chuyên môn cao trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, thông qua mạng lưới các Luật sư cộng sự quốc tế của mình, ELITE LAW FIRM còn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong việc đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới như Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Pakistan, Hoa Kỳ, Canada, Cu-ba, Nga, Đức, Anh, Pháp và các nước thuộc Cộng đồng chung Châu Âu (EU),v.v…
CÔNG TY LUẬT ELITE – 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com/vi
(Nguồn ảnh: imidex.org)
|Thỏa thuận bằng sáng chế vào phút chót giữa LG và Qualcomm|
|MỘT VÀI LƯU Ý TRONG VIỆC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ VÀ SỬ DỤNG KDCN|
|Cuộc chiến xâm phạm sáng chế giữa SK và LG – không có hồi kết|
Ở sự kiện K-Display 2022 tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc, LG đã trình diễn một hướng tiếp cận TV OLED rất mới lạ. Họ kết hợp tấm nền OLED.EX 97 inch với độ sáng cao hơn với công nghệ Film CSO (Cinematic Sound OLED), để lấy chính tấm nền hiển thị hình ảnh làm công cụ phát ra âm thanh khi xem TV. Tấm nền này khi rung có thể mô phỏng hiệu ứng âm thanh vòm 5.1, tạo ra “trải nghiệm điện ảnh”, theo lời của LG, mà không cần trang bị thêm những hệ thống loa ngoài.
(Nguồn ảnh:kr.oledspace.com)
Hệ thống này về cơ bản vận hành gần giống như Acoustic Surface Audio mà Sony đang trang bị trên thế hệ TV OLED tầm trung A80K của họ. LG không công bố nhiều chi tiết công nghệ khi lấy tấm nền OLED để tạo ra âm thanh.
Còn trên TV của Sony đã bán ra thị trường, hệ thống Acoustic Surface Audio Plus của họ kết hợp 4 driver loa hướng về phía trước, hai driver tịnh tiến dạng actuator và những driver tweeter ở phía sau để thể hiện hiệu ứng âm thanh vòm. Chính hai driver actuator kể trên là phần tạo ra động năng rung cho panel OLED, từ đó cho phép chính màn hình biến thành một dàn loa đúng nghĩa đen, rung để tạo ra sóng âm trùng khớp với tín hiệu âm thanh của nội dung đang hiển thị trên TV.
Nhờ đó, như trong hình demo LG trình diễn ở K-Display 2022 là một tấm nền cực mỏng nhưng vẫn có âm thanh, không cần tới những hệ thống loa cồng kềnh như các sản phẩm thương mại hiện giờ.
Nói thêm về OLED.EX của LG, công nghệ tấm nền này được LG công bố từ năm 2021, với lời hứa tạo ra những chiếc TV có độ sáng tối đa cao hơn 30% so với công nghệ OLED truyền thống. Kết hợp với đó là công nghệ dựa vào thuật toán để “dự báo tốc độ xuống cấp của 33 triệu diode hữu cơ phát quang trên tấm nền, từ đó tối ưu cả độ sáng lẫn hiệu năng.” Nói cách khác, OLED.EX cho phép phân tích những nội dung hiển thị thường xuyên trên TV, để từ đó điều chỉnh và cải thiện tình trạng diode hữu cơ xuống cấp theo thời gian.
(Nguồn ảnh: lgdisplay.com)
Cũng ở K-Display 2022, LG đã tiếp tục trình diễn E-Crystal, cái tên rất kêu của công nghệ màn hình OLED trong suốt, có thể dùng dán lên cửa kính các cửa tiệm, hay đóng khung gỗ để phục vụ nhu cầu thương mại, ví dụ như tương tác để thử ngay những bộ trang phục mới hiển thị trên màn hình chẳng hạn. Một giải pháp khác của OLED.T chính là những tấm dán lên tường để hiển thị thông tin theo cách rất tinh tế cho các bệnh viện, cửa hiệu, khách sạn và văn phòng.
(Nguồn ảnh: ubiresearch.com)
Nguồn: tinhte.vn
Từ khóa: sáng chế, sự kiện, thương hiệu
Công ty Luật TNHH ELITE (ELITE LAW FIRM) là một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, có chất lượng chuyên môn cao trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, thông qua mạng lưới các Luật sư cộng sự quốc tế của mình, ELITE LAW FIRM còn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong việc đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới như Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Pakistan, Hoa Kỳ, Canada, Cu-ba, Nga, Đức, Anh, Pháp và các nước thuộc Cộng đồng chung Châu Âu (EU),v.v…
CÔNG TY LUẬT ELITE – 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com/vi
|Làm thế nào để đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài?|
|Xu hướng sáng chế 2022|
|VIDEO: Thủ tục bảo hộ sáng chế tại Việt Nam|
MPEG LA kiện Samsung – Đức về việc xâm phạm bằng sáng chế
Công ty Công nghệ MPEG LA có trụ sở tại bang Colorado, Hoa Kỳ đã kiện Samsung về việc vi phạm bằng sáng chế HEVC của mình
Các bằng chứng đã được đưa ra tại Landgericht Düsseldorf, Đức, MPEG LA tuyên bố rằng Samsung đã vi phạm danh mục li-xăng bằng sáng chế của mình. Họ cho biết các bằng sáng chế này rất cần thiết cho tiêu chuẩn mã hóa video kĩ thuật số HEVC, được sử dụng trong các sản phẩm mã hóa – giải mã video cho nền tảng Internet, truyền hình, thiết bị phát, nhận và sử dụng di động.
(Thông cáo báo chí của MPEG LA về vụ việc)
Trong đơn kiện mà MPEG LA khởi kiện Samsung về những hoạt động kinh doanh được tiến hành tại Đức, nội dung đơn nêu rõ Công ty mẹ tại nước ngoài của Samsung vừa là bên chuyển quyền vừa là bên được chuyển quyền Hợp đồng li-xăng Bằng sáng chế HEVC của MPEG LA từ mùa thu năm 2014 cho đến tháng 03 năm 2020.
Tuy nhiên, MPEG LA cáo buộc Samsung vẫn tiếp tục cung cấp các sản phẩm sử dụng bằng sáng chế này ở Đức, chẳng hạn như điện thoại thông minh và TV. Các chế tài và biện pháp bồi thường thiệt hại đang được tiến hành.
Đây không phải lần đầu tiên Samsung bị kiện bởi MPEG LA. Tháng 1 năm 2015, MPEG LA đã được bồi thường 115 nghìn đô la từ vụ kiện Samsung. Không chỉ vậy, Samsung còn bị phát hiện là đã chấm dứt hợp đồng với MPEG LA một cách không chính đáng.
Vụ việc này sau đó đã được Tòa phúc thẩm bang New York xét xử lại vào năm 2018, với những lập luận đứng về phía Samsung và cho rằng việc chấm dứt hợp đồng là “đúng với thỏa thuận theo ngôn ngữ đơn giản của đôi bên”.
Nguồn: https://www.digitaltveurope.com/2022/03/29/mpeg-la-sues-samsung-in-germany-over-patent-infringement/
CÔNG TY LUẬT ELITE – 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT: 0243 7373 051 | Hotline: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com/vi
|LOUIS VUITTON bị tố bán hàng fake ngay tại cửa hàng của chính mình|
|Tranh chấp bản quyền vắc xin COVID-19 của Moderna|
|Hành trình thương hiệu Chanel của gia tộc Wertheimer: Tưởng lụi tàn nhưng đã được hồi sinh và trở lên bền vững|
Apple đã đồng ý trả 50 triệu USD (tương đương 41,6 triệu bảng Anh) để giải quyết một vụ kiện do những người khởi kiện ở Mỹ tiến hành, đối với bàn phím MacBook của họ.
Khách hàng tại bảy tiểu bang của Mỹ cho rằng gã khổng lồ công nghệ đã cố ý bán bàn phím “butterfly” (cánh bướm) trên máy tính xách tay MacBook, MacBook Air và MacBook Pro, từ năm 2015 đến năm 2019, mặc dù biết rằng các sản phẩm này có bàn phím không phản hồi và bị dính và có thể bị hỏng khi dính bụi hoặc các mảnh vỡ.
Apple đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của BBC News.
Nhưng công ty phủ nhận mọi hành vi sai trái.
Vụ kiện này có thể giúp khách hàng của Apple nhận được các khoản bồi thường lên tới:
$ 395, nếu khách đã thay thế nhiều bộ bàn phím
$ 125, nếu khách thay thế một cái bàn phím
$ 50, cho những khách đã thay thế các phím
Thỏa thuận sơ bộ giữa các bên vẫn phải chờ thẩm phán thông qua.
Trên một bàn phím thông thường, các phím được gắn với nhau bởi hai miếng nhựa đặt chéo nhau và đóng lại giống như một chiếc kéo khi nhấn.
Các phím bàn phím hình cánh bướm thay vào đó sử dụng bản lề giống như một đôi cánh.
Vào thời điểm ra mắt, Apple cho biết cơ chế này mỏng hơn 40%, vì vậy máy tính xách tay của họ có thể nhỏ gọn hơn.
Tạm biệt
Sau nhiều lần khiếu nại, vào năm 2018 Apple đã tung ra một chương trình sửa chữa và thay thế cho loại bàn phím này trong vòng bốn năm cho khách hàng của mình
Nhưng khách hàng cho biết các thiết bị thay thế thường xuyên gặp phải vấn đề tương tự.
Apple đã loại bỏ hoàn toàn bàn phím cánh bướm vào năm 2020 – các bàn phím của họ hiện nay đang sử dụng công tắc cắt kéo tiêu chuẩn.
Công ty vẫn đang phải đối mặt với một số khiếu nại pháp lý khác, bao gồm các vụ kiện về:
Hệ thống thanh toán Apple Pay ở Hoa Kỳ
Pin iPhone ở Anh
(Elite Law Firm dịch theo: https://www.bbc.com/news/technology-62236778)
CÔNG TY LUẬT ELITE – 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com/vi
(Nguồn: Iter.org)
|Samsung bị kiện xâm phạm bằng sáng chế tại Đức|
|15 SÁNG CHẾ QUAN TRỌNG THAY ĐỔI THẾ GIỚI TRONG THẾ KỶ 21|
|6 TẬP ĐOÀN ĐIỆN TỬ LỚN NHẤT THẾ GIỚI|
NĂNG LƯỢNG SẠCH CỦA LOÀI NGƯỜI: DÙNG TRONG NGHÌN NĂM?
Bằng cách tạo ra ánh sáng và nhiệt thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân, Mặt Trời đã thúc đẩy sự sống trên Trái Đất trong hàng tỷ năm. Với sức mạnh và tuổi thọ đáng kinh ngạc đó, có vẻ như khó có cách nào để tạo ra năng lượng tốt hơn bằng cách khai thác các quá trình hạt nhân tương tự xảy ra trong các ngôi sao, bao gồm cả Mặt Trời của chúng ta.
Tuy nhiên, con người đang nuôi tham vọng chế tạo một lò phản ứng nhiệt hạch nhân tạo ngay trên Trái Đất: Một cỗ máy tái tạo sức mạnh nhiệt hạch của Mặt Trời; Một trong những dự án năng lượng tham vọng nhất từng được thử nghiệm của loài người, với mục đích tạo ra nguồn năng lượng sạch trong hàng nghìn, thậm chí hàng triệu năm.
Ở miền nam nước Pháp, 35 quốc gia đang hợp tác chế tạo tokamak lớn nhất thế giới, một thiết bị nhiệt hạch từ tính được thiết kế để chứng minh tính khả thi của phản ứng tổng hợp trên hành tinh chúng ta.
Tọa lạc trên một vùng đất rộng 180 hecta ở Saint-Paul-lès-Durance, miền nam nước Pháp, có một công trình mang tên Khu phức hợp Tokamak đang được xây dựng tuân theo một thí nghiệm cực kỳ tham vọng: Một buồng chân không hình bánh vòng (donut) được bao quanh bởi 1.000 tấn nam châm siêu dẫn – có khả năng tạo ra từ trường để khởi tạo, giới hạn, định hình và điều khiển plasma ITER.
(Nguồn: Iter.org)
1.000 tấn nam châm đó được chế tạo với độ chính xác đến từng milimet bởi một tập đoàn đa quốc gia đang cố gắng khai thác phản ứng tổng hợp hạt nhân – nguồn năng lượng của các vì sao!
Giới chuyên môn gọi nó là Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER).
ITER là thí nghiệm tổng hợp hạt nhân lớn nhất trên thế giới. Mục đích chính của nó là chứng tỏ phản ứng tổng hợp hạt nhân là an toàn và khả thi về mặt thương mại. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, nhân loại sẽ khai thác lượng năng lượng khổng lồ một cách bền vững mà không làm tổn hại đến hành tinh.
Nặng 23.000 tấn, ITER được xem là một trong những cỗ máy phức tạp nhất từng được tạo ra, nó được lên kế hoạch bắt đầu tạo ra plasma đầu tiên vào năm 2025 trước khi đi vào hoạt động công suất cao vào khoảng năm 2035.
ITER, đang được xây dựng với tư cách là sự hợp tác giữa 35 quốc gia, bao gồm cả các quốc gia ở EU, nhằm mục đích củng cố hơn nữa khái niệm hợp nhất. Các Thành viên ITER bao gồm Trung Quốc, Liên minh Châu Âu (EU), Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Mỹ đã tổng hợp các nguồn lực cho dự án này.
Với tư cách là thành viên chủ trì của ITER, Liên minh Châu Âu (với Vương quốc Anh và Thụy Sĩ) đang tài trợ 45% chi phí của dự án. Mỗi thành viên khác — Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc — đang đóng góp mỗi nước 9%.
(Nguồn: Iter.org)
Trên lý thuyết, phản ứng tổng hợp hạt nhân là một giấc mơ về năng lượng: Dồi dào; và không có hiện tượng nóng chảy, hay phát ra khí thải carbon nung chảy hành tinh, hoặc chất thải phóng xạ tồn tại lâu dài.
Các lò phản ứng tổng hợp hạt nhân nhằm mục đích hợp nhất các nguyên tử hydro để tạo ra heli, giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Duy trì điều này ở quy mô lớn có khả năng tạo ra một nguồn cung cấp điện an toàn, sạch, gần như không cạn kiệt.
Sở dĩ, lò phản ứng đang tiến hành được gọi là ITER vì theo tiếng Latin, nó có nghĩa là “con đường” – Con đường hướng tới năng lượng tương lai. Nó được thiết kế để làm cho các hạt nhân hydro hợp nhất thành heli, sẽ làm nóng các bức tường của lò phản ứng. Trong các lò phản ứng trong tương lai, nhiệt lượng này có thể đun sôi nước để chạy các tua bin hơi nước.
‘TRÁI TIM CỦA ITER TOKAMAK’
Tuy nhiên, để lò phản ứng nhiệt hạch hoạt động là cả ‘một cơn ác mộng’ về kỹ thuật.
Theo lý thuyết, ITER sẽ sử dụng từ trường để bẫy một plasma siêu nóng của deuterium và triti – các đồng vị nặng hơn của hydro – để hạt nhân của chúng có thể hợp nhất để tạo ra heli và giải phóng năng lượng. Mục tiêu cụ thể của ITER là chứng minh rằng một tokamak có thể tạo ra năng lượng gấp 10 lần mức cần thiết để tạo ra plasma.
Điều này có nghĩa là ITER được thiết kế để tăng công suất nhiệt hạch cao. Đối với 50 MW điện được đưa vào tokamak thông qua hệ thống làm nóng plasma, nó sẽ tạo ra 500 MW điện nhiệt hạch trong khoảng thời gian từ 400 đến 600 giây.
Nhiệt hạch sẽ xảy ra khi plasma đạt tới 150 triệu độ C – nóng hơn lõi của Mặt Trời 10 lần – giải phóng một lượng lớn năng lượng được truyền dưới dạng nhiệt.
Vấn đề là, chưa có tokamak nào đạt được “hòa vốn khoa học – scientific breakeven”, nghĩa là trong đó plasma của lò phản ứng giải phóng nguồn năng lượng tương đương được sử dụng để đốt nóng plasma đó [hay công suất của lò phản ứng phát ra khớp với những gì được sử dụng để làm nóng plasma, theo giải thích của National Geographic].
Khi ITER đạt đến sức mạnh đầy đủ, dự kiến vào giữa đến cuối những năm 2030, nó sẽ vượt quá mức “hòa vốn khoa học” ít nhất là hệ số 10. Mục tiêu: Tạo ra dữ liệu giúp các kỹ sư thiết kế các nhà máy điện chạy bằng năng lượng của các ngôi sao.
Lợi tức gấp mười lần này được biểu thị bằng Q ≥ 10 (tỷ số giữa công suất đầu vào sưởi ấm và công suất đầu ra nhiệt). Kỷ lục hiện tại về mức tăng điện nhiệt hạch trong một tokamak là Q = 0,67 do cơ sở JET của Châu Âu đặt tại Culham, Vương quốc Anh nắm giữ, nơi sản xuất 16 MW nhiệt điện nhiệt hạch cho 24 MW điện gia nhiệt vào những năm 1990.
ITER Tokamak sẽ là loại lớn nhất từng được chế tạo, với với bán kính plasma (R) là 6,2 m và thể tích plasma là 830 mét khối. Khối lượng plasma khổng lồ của ITER sẽ cho phép nó lần đầu tiên tạo ra một “plasma cháy” trong đó phần lớn nhiệt lượng cần thiết để duy trì phản ứng nhiệt hạch được tạo ra bởi các hạt alpha tạo ra từ trong chính quá trình nhiệt hạch. Việc sản xuất và kiểm soát một loại plasma tự nóng như vậy đã là mục tiêu của nghiên cứu nhiệt hạch từ trong hơn 50 năm.
(Nguồn: Iter.org)
Điện từ trung tâm (Central Solenoid) đóng vai trò là ‘xương sống’ của hệ thống ITER. Và Mỹ chịu trách nhiệm về 100% chế tạo nam châm điện từ trung tâm. Và ‘trái tim’ của ITER chính là khối nam châm siêu dẫn nặng 1.000 tấn này.
Khối nam châm khổng lồ 1.000 tấn được mệnh danh là “nam châm mạnh nhất thế giới”, có lực từ đủ mạnh để hút một tàu sân bay (Aircraft carrier) lên khỏi mặt nước, ITER.org cho biết.
Central Solenoid sẽ bao gồm sáu mô-đun được chế tạo riêng, mỗi mô-đun chứa sợi siêu dẫn niobi-thiếc được cuộn lại.
Khi được lắp ráp hoàn chỉnh, Central Solenoid cao 5 tầng, rộng 4,2 mét và nặng 1.000 tấn. Đây là nam châm điện siêu dẫn xung mạnh nhất từng được chế tạo, trở thành ‘Trái tim đang đập của ITER’.
Theo General Atomics, khối nam châm Central Solenoid gây ra phần lớn sự thay đổi từ thông cần thiết để khởi tạo plasma, tạo ra dòng plasma và duy trì dòng điện này trong thời gian đốt cháy.
Khối nam châm 1.000 tấn Central Solenoid, do Tập đoàn quốc phòng và năng lượng Mỹ General Atomics chế tạo và hoàn thành vào năm 2021.
Nhà vật lý Liên Xô Lev Artsimovich (1909 – 1973) được biết đến là “cha đẻ của Tokamak” từng cho biết, tokamak nói chung là một cỗ máy thí nghiệm được thiết kế để khai thác năng lượng của phản ứng tổng hợp hạt nhân. Bên trong một tokamak, năng lượng được tạo ra thông qua sự hợp nhất của các nguyên tử được hấp thụ dưới dạng nhiệt trong thành bình.
Cũng giống như một nhà máy điện thông thường, một nhà máy điện nhiệt hạch sẽ sử dụng nhiệt này để tạo ra hơi nước và sau đó là điện năng bằng con đường tuabin và máy phát điện, website của ITER thông tin.
Hy vọng rằng, chỉ vài năm nữa thôi, nhân loại sẽ chứng kiến cỗ máy ITER Tokamak tạo ra nguồn năng lượng khổng lồ, sạch và bền vững, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho con người hiện tại và tương lai.
NHỮNG CON SỐ KHỔNG LỒ
100.000 KM
100.000 km sợi siêu dẫn niobi-thiếc (Nb3Sn) được dùng để tạo nên khối nam châm Central Solenoid hình xuyến của ITER.
100.000 km sợi siêu dẫn được chế tạo bởi các nhà cung cấp thuộc dự án ITER — Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Mỹ — bắt đầu sản xuất vào năm 2009 và kết thúc vào năm 2014.
Hơn 400 tấn dây đa sợi này đã được sản xuất cho ITER với tốc độ khoảng 150 tấn / năm, sự gia tăng ngoạn mục về năng lực sản xuất trên toàn thế giới (ước tính, trước khi mở rộng quy mô cho ITER, tối đa chỉ là 15 tấn / năm).
Kéo dài từ đầu đến cuối, tổng sợi Nb3Sn được tạo ra cho ITER sẽ quấn quanh Trái Đất ở đường xích đạo hai lần.
150 TRIỆU ° C
Nhiệt độ tại bề mặt Mặt Trời của chúng ta là 6.000 ° C, và tại lõi của nó là 15 triệu ° C. Nhiệt độ kết hợp với mật độ trong lõi Mặt trời của chúng ta để tạo ra các điều kiện cần thiết cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra.
Trong ITER Tokamak, nhiệt độ sẽ lên tới 150 triệu ° C —tức là gấp 10 lần nhiệt độ tại lõi của Mặt Trời của chúng ta.
23.000 TẤN
Máy ITER sẽ nặng 23.000 tấn. Kim loại chứa trong tháp Eiffel (7.300 tấn) cũng chưa là gì so với ITER.
ITER nặng gấp 3 lần tháp Eiffel. Chỉ riêng tàu chân không, với các cảng, tấm phủ và bộ phân luồng, đã nặng 8.000 tấn. Khoảng một triệu linh kiện sẽ được tích hợp vào cỗ máy phức tạp này.
NAM CHÂM GẤP 2 LẦN LỰC ĐẨY TÀU CON THOI
Cấu trúc của điện từ trung tâm ITER, tức Central Solenoid — nam châm điện lớn, nặng 1.000 tấn ở trung tâm của máy — đủ mạnh để chứa một lực gấp 2 lần lực đẩy của tàu con thoi khi cất cánh. Đó là 60 meganewtons, hay hơn 6.000 tấn lực.
310 TẤN
Mỗi một trong số 18 cuộn dây trường hình xuyến (hình chữ D) của ITER tokamak sẽ nặng 310 tấn. Các cuộn dây sẽ được dỡ khỏi các tàu viễn dương trước khi được vận chuyển theo Hành trình ITER trên các tàu vận tải được điều khiển bằng sóng vô tuyến.
310 tấn là trọng lượng xấp xỉ của một chiếc máy bay Boeing 747-300 đã được tải đầy. Mỗi cuộn dây trường hình xuyến cao 17 mét và rộng 9 mét.
400.000 TẤN
Khoảng 400.000 tấn sẽ nằm trên nền dưới của Khu phức hợp Tokamak, bao gồm các tòa nhà, máy móc và thiết bị ITER nặng 23.000 tấn.
400.000 tấn – nhiều hơn trọng lượng của Tòa nhà Empire State ở New York, Mỹ.
104 KM
Các thành phần nặng nhất của cỗ máy ITER được chuyển đến cảng Địa Trung Hải gần nhất và sau đó được vận chuyển dọc theo 104 km đường sửa đổi đặc biệt được gọi là Hành trình ITER.
Kích thước của các thành phần này rất ấn tượng: Nặng nhất sẽ nặng gần 900 tấn bao gồm cả phương tiện vận chuyển; tòa nhà lớn nhất sẽ cao khoảng bốn tầng. Một số sẽ có chiều ngang 9 mét; những chiếc khác dài 33 mét.
5.000 NGƯỜI
Vào thời điểm cao điểm xây dựng ITER năm 2019-2022, có khoảng 5.000 người tại ITER (trên công trường và tại văn phòng), tăng so với 1.400 trong năm 2014. Dự kiến, sự gia tăng này là do số lượng công nhân xây dựng và lắp ráp tăng mạnh trên Khu phức hợp Tokamak.
172.000 DU KHÁCH
Các số liệu mới nhất là: 172.169 người đã ghé thăm Khu phức hợp Tokamak kể từ khi công việc bắt đầu vào năm 2007 (dọn dẹp và san lấp đất cho việc lắp đặt khoa học trong tương lai).
Sau một năm bị chững lại do Covid-19, lượt du khách ghé thăm đã tăng trở lại vào năm 2021 với 11.540 người.
Từ khóa: Sáng chế, công nghệ,