Luật SHTT 2022: Nâng cao khả năng bảo vệ Quyền tác giả, Quyền liên quan

Luật SHTT sửa đổi năm 2022 có khá nhiều các điểm sửa đổi mang tính tích cực để bảo hộ mạnh mẽ và hiệu quả hơn đối với quyền tác giả và quyền liên quan. Chúng tôi xin điểm qua bốn điểm mới trong số các thay đổi về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

 

1. Hiểu đúng về hành vi “Sao chép”

 

(Nguồn ảnh: bobby-parker.com)

 

Theo đó, ngoài việc sao chép toàn bộ (100%) tác phẩm, Luật SHTT mới đã mở rộng phạm vi đối với việc sao chép hoặc copy một phần, dưới 100%, tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào, bản sao dạng vật lý hoặc dạng file điện tử v.v. , cũng đều bị coi là hành vi sao chép. Với việc mở rộng khái niệm “sao chép” này thì các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan theo Điều 28 và 35 Luật SHTT 2022 cũng sẽ được mở rộng tương ứng.

 

Ví dụ, theo quy định của Luật SHTT cũ, việc sao chép một nửa quyển sách hoặc một nửa bài hát hoặc một nửa bộ phim sẽ không bị coi là hành vi sao chép, nhưng theo quy định mới của Luật SHTT 2022 thì hành vi sao chép một phần tác phẩm này (trừ các trường hợp ngoại lệ) bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và bị xử lý nghiêm mình theo quy định mới.

 

Chúng tôi cho rằng, việc sửa đổi khái niệm về “sao chép” này đem đến sự bảo hộ đối với quyền tác giả và quyền liên quan tại Việt Nam đã được mở rộng hơn và mạnh mẽ hơn so với quy định trước đây, đáp ứng theo cam kết tại Hiệp định EVFTA và là chuẩn mực cao hàng đầu thế giới về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan.

 

 

2. Chủ động áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

 

(Nguồn ảnh: locklizard.com)

 

Luật SHTT năm 2022 bổ sung thêm 03 định nghĩa chi tiết về các biện pháp công nghệ như là quyền tự bảo vệ để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan một cách chủ động của chủ sở hữu quyền, gồm: Biện pháp công nghệ bảo vệ quyền (sử dụng bất kỳ kỹ thuật, công nghệ, thiết bị hoặc linh kiện nào để ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép), Biện pháp công nghệ hữu hiệu (biện pháp công nghệ để kiểm soát việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa) và Thông tin quản lý quyền (thông tin xác định về tác phẩm bản quyền và quyền liên quan gắn liền với bản sao hoặc xuất hiện đồng thời với tác phẩm bản quyền và quyền liên quan để quản lý quyền) để bảo vệ, chống lại các hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan.

 

Mục đích của các biện pháp này là để dễ dàng thu thập các bằng chứng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan nhằm xử lý nghiêm minh, triệt để các hành vi xâm phạm bản quyền, quyền liên quan đang diễn ra khá phổ biến, tràn lan hiện nay.

 

Một số ví dụ về biện pháp công nghệ kiểm soát việc sử dụng tác phẩm để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

 

– Tác phẩm chỉ được phép đọc (sách điện tử, các bài viết trên các nền tảng website);

 

– Chặn tải xuống (đối với các nội dung phát trực tuyến),

 

– Chặn sao chép, in, ghi nhãn, và làm mờ hình (đối với các tác phẩm nhạc kỹ thuật số và phim) …

 

3. Hiểu rõ về việc xác định tác giả và đồng tác giả

 

 

(Nguồn ảnh: gettyimage.com)

 

Quy định bổ sung này giúp việc xác định rõ tác giả, đồng tác giả nhằm giải quyết các tranh chấp cũng như hạn chế các tranh chấp phát sinh về vấn đề này trong quá trình khai thác, sử dụng, tác phẩm bản quyền và quyền liên quan.     

 

Đồng thời, theo quy định này của Luật SHTT 2022, theo quan điểm của chúng tôi, có thể hiểu rằng, Luật SHTT đã hạn chế việc bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm chỉ do chính con người tự nhiên trực tiếp sáng tạo ra, hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc doanh nghiệp sở hữu hệ thống AI (trí tuệ nhân tạo) mà sáng tạo ra tác phẩm sẽ không được công nhận là tác giả theo quy định này.

 

Ngoài ra, trong thực tiễn đăng ký bảo hộ quyền tác giả hiện hành tại Việt Nam, chúng tôi thấy, Cơ quan đăng ký bảo hộ quyền tác giả Việt Nam chỉ chấp nhận, công nhận những cá nhân con người tự nhiên trực tiếp tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được đứng tên là tác giả, đồng tác giả của tác phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam. Nói cách khác, tác giả là doanh nghiệp hoặc cá nhân đang sở hữu hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ không được coi là con người tự nhiên và không được công nhận là tác giả của tác phẩm theo Luật SHTT Việt Nam hiện nay. Đây là quan điểm và cách hiểu chủ quan của chúng tôi về quy định và thực tiễn áp dụng quy định về tác giả, đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả tại Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu và trao đổi về vấn đề này nếu có ý kiến phản biện khác về vấn đề này để chúng tôi có thể hiểu đúng mục đích và nội dung của quy định này.

 

4. Cho phép chuyển QUYỀN SỬ DỤNG & QUYỀN ĐẶT TÊN cho tổ chức, cá nhân khác

 

(Nguồn ảnh: Freepik.com)

 

Căn cứ Luật SHTT 2022, hai (02) trong số bốn (04) quyền nhân thân, bao gồm QUYỀN ĐẶT TÊNQUYỀN CÔNG BỐ TÁC PHẨM được phép chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác như các quyền tài sản của quyền tác giả, theo Điều 19, khoản 2 Điều 47 Luật SHTT 2022.

 

Sự thay đổi này nhằm tạo điều kiện linh hoạt hơn cho tác giả trong việc đặt tên các tác phẩm của mình, phù hợp hơn với sự phát triển trong hoạt động kinh doanh, đầu tư của thế giới trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0.

Từ khóa: Bản quyền, xâm phạm bản quyền

 

GIẢI QUYẾT TRANH QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHANH CHÓNG, HIỆU QUẢ

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ AN TOÀN

ĐỂ KINH DOANH BỀN VỮNG, PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG

 

CÔNG TY LUẬT ELITE – 255 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0243 7373 051 | Hotline/Zalo: 0988 746 527 | Email: info@lawfirmelite.com/vi

 

Bình luận bài viết

X