“TRUMP TOO SMALL” Bị Từ Chối Đăng Ký Nhãn Hiệu tại Hoa Kỳ, Vì Sao?

ELITE Law Firm lược dịch từ INTA Bulletin

 

Elite: Năm 2018, Steve Elster đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “TRUMP TOO SMALL” cho sản phẩm áo phông (nhóm 25) với ý định gắn nhãn hiệu này trên áo phông (T-Shirt) để bán tại website: TrumpTooSmall.com. Sau khi thẩm định, Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã từ chối đăng ký nhãn hiệu này vì USPTO cho rằng việc sử dụng từ “TRUMP” trong nhãn hiệu có thể làm cho công chúng Mỹ hiểu và ám chỉ đến đương kim Tổng thống Donald Trump tại thời điểm năm 2018 đó và nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Tổng thống Tổng thống Donald Trump lúc bấy giờ, việc đăng ký này sẽ bị từ chối. USPTO đã từ chối đăng ký Nhãn hiệu “TRUMP TOO SMALL” dựa trên quy định rằng nhãn hiệu sử dụng tên của các cá nhân đang sống thì bắt buộc phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đó (theo mục 15 USC §1052(c) Luật Lanham về bảo hộ nhãn hiệu của Hoa Kỳ).

Chủ đơn Steve Elster không đồng ý với từ chối này của USPTO và đã kháng cáo. Sau khi xem xét kháng cáo, Hội đồng xét xử và khiếu nại Nhãn hiệu của USPTO (TTAB) vẫn giữ nguyên Quyết định từ chối của USPTO. Chủ đơn Steve Elster vẫn nhất quyết không từ bỏ việc đăng ký Nhãn hiệu ấn tượng này và đã nộp đơn kiện đến Tòa phúc thẩm Liên bang Hoa Kỳ. Theo đó, sau khi xem xét, Tòa phúc thẩm Liên bang Hoa Kỳ đã hủy bỏ Quyết định từ chối đăng ký Nhãn hiệu của Hội đồng xét xử và khiếu nại Nhãn hiệu (TTAB) với lập luận rằng việc áp dụng quy định nêu trên trong Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ tại mục 15 USC §1052(c) Luật Lanham để từ chối đăng ký đối với Nhãn hiệu “TRUMP TOO SMALL” của Elster là vi hiến, cụ thể là đã hạn chế quyền tự do ngôn luận của Chủ đơn Elster, vi phạm Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ về quyền tự do ngôn luận. Vụ việc tranh chấp thú vị này hiện vẫn chưa kết thúc và đang Tòa án tối cao Hoa Kỳ xem xét giải quyết trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng.

New York, Ngày 13 tháng 9 năm 2023, Hiệp hội Nhãn hiệu Quốc tế (INTA) đã nộp một bản Tóm tắt ý kiến pháp lý (amicus brief) lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ liên quan đến vụ Vidal kiện Elster, số 22-704, một vụ việc xem xét liệu việc từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu theo Điều luật 15 U.S.C. § 1052(c) có vi phạm điều khoản tự do ngôn luận của Tu chính án thứ nhất (Hiến Pháp Hoa Kỳ) hay không khi nhãn hiệu chứa đựng những lời chỉ trích quan chức chính phủ hoặc nhân vật của công chúng. Mục 1052(c) của Đạo luật Lanham (Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ) yêu cầu phải có sự đồng ý khi nêu tên một cá nhân còn sống trong một nhãn hiệu được đăng ký, trong trường hợp này là tên Tổng thống Donald Trump (đương nhiệm tại thời điểm đơn đăng ký nộp).

 

Trong vụ kiện này, bị đơn Steve Elster đã tìm cách đăng ký nhãn hiệu “TRUMP TOO SMALL” (“TRUMP QUÁ NHỎ”, tạm dịch) dựa trên mục đích sử dụng nhãn hiệu này trên áo phông. Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã từ chối việc đăng ký nhãn hiệu này căn cứ theo Mục 1052(c). Ông Elster đã kháng cáo Quyết định từ chối của USPTO lên Hội đồng xét xử và khiếu kiện nhãn hiệu (PTAB – Trademark Trial and Appeal Board), trong đó Hội đồng đã khẳng định ủng hộ việc từ chối đăng ký nhãn hiệu này và thừa nhận rằng mục đích của Mục 1052(c) là phù hợp với luật nhãn hiệu về quyền công khai mà một người có tên của họ trong mẫu nhãn hiệu. Tòa phúc thẩm Liên bang Hoa Kỳ đã hủy bỏ việc từ chối này, cho rằng việc áp dụng Mục 1052(c) để ngăn chặn việc đăng ký nhãn hiệu này là “hạn chế quyền tự do ngôn luận một cách vi hiến, vi phạm Tu chính án thứ nhất”. Chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu Tòa án Tối cao Hoa Kỳ xem xét lại vụ kiện.

Áo phông "trump too small"

Vụ việc này rất quan trọng vì nó đề cập đến liệu “Đạo luật then cài cửa Lanham” về việc đăng ký nhãn hiệu có phải là một hạn chế cấm đối với quyền tự do ngôn luận hay không. Tòa án Tối cao gần đây đã xem xét các quy định khác của Đạo luật Lanham về việc đăng ký trong vụ Matal kiện Tam, 582 U.S. 218 (2017) và Iancu kiện Brunetti, 139 S. Ct. 2294 (2019) (Matal v. Tam, 582 U.S. 218 (2017) and Iancu v. Brunetti, 139 S. Ct. 2294 (2019)), nhưng trong cả hai vụ kiện đó, các điều khoản theo luật định đều được diễn giải dựa trên quan điểm. Không giống như các quy định pháp luật trong vụ Tam kiện Brunetti, quy định trong Mục 1052(c) có quan điểm trung lập, do đó vụ kiện này xử l một vấn đề chưa được giải quyết theo các quyết định trước đó của Tòa án (đây là vụ kiện chưa có án lệ).

INTA đã nộp một bản tóm tắt ý kiến pháp lý ủng hộ USPTO lập luận rằng Mục 1052(c) cần được bảo lưu và áp dụng cho vụ kiện dựa trên luật hiến pháp vì bốn lý do chính như sau:

  1. Đạo luật này không tạo ra bất kỳ hạn chế đáng kể hoặc quá mức nào đối với quyền tự do ngôn luận vì chủ sở hữu nhãn hiệu không cần đến việc đăng ký nhãn hiệu để có quyền tự do ngôn luận;
  2. Điều luật này có quan điểm trung lập và do đó có thể phân biệt được với các điều luật bị bác bỏ trong các vụ kiện Tam và Brunetti gần đây của Tòa án Tối cao;
  3. Quốc hội có lợi ích đáng kể trong việc ban hành quy định đăng ký nhãn hiệu nhằm mục đích sở hữu độc quyền và lợi dụng tên tuổi, danh tiếng và các quyền quảng bá gắn với tên tuổi của các cá nhân có uy tín hoặc các nhân vật nổi tiếng; và
  4. Việc từ chối theo Mục 1052(c) cho phép nhiều quyền ngôn luận hơn, chứ không phải ít hơn, bởi lẽ các quy định pháp luật này ngăn chặn chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền hợp pháp để loại trừ các bên thứ ba khỏi việc sử dụng nhãn hiệu đã được yêu cầu bảo hộ.

 

Hiện nay, vụ việc vẫn đang được Tòa xem xét. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin về vụ việc trong thời gian tới.

 

Giới thiệu về Hiệp hội Nhãn hiệu Quốc tế

 

Hiệp hội Nhãn hiệu Quốc tế (INTA) là hiệp hội toàn cầu gồm các chủ sở hữu nhãn hiệu/thương hiệu và các chuyên gia chuyên hỗ trợ nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ bổ sung (IP) nhằm thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và đổi mới, đồng thời cam kết xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn thông qua các thương hiệu. Các thành viên bao gồm gần 6.000 tổ chức, đại diện cho hơn 33.500 cá nhân (chủ sở hữu nhãn hiệu, chuyên gia và học giả) từ 181 quốc gia, những người được hưởng lợi từ các nguồn lực thương hiệu toàn cầu, phát triển chính sách, giáo dục và đào tạo và mạng lưới quốc tế của Hiệp hội. Được thành lập vào năm 1878, INTA có trụ sở chính tại Thành phố New York, với các văn phòng tại Bắc Kinh, Brussels, Nairobi, Santiago, Singapore và Washington, D.C., Metro Area, cùng các văn phòng đại diện tại Amman, Nairobi và New Delhi. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập inta.org.

 

Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0988.746.527 | ĐT: 024-37373051

Email: info@lawfirmelite.com/vi

 

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHANH CHÓNG, HIỆU QUẢ

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ AN TOÀN

ĐỂ KINH DOANH BỀN VỮNG, PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG

Bình luận bài viết

X