Với mục đích đăng ký nhãn hiệu thành công và nhanh chóng chúng tôi xin giới thiệu và chia sẻ thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất 2024 cho quý khách hàng như sau:
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Ví dụ:
Một số nhãn hiệu Elite đã đăng ký thành công cho khách hàng
Đăng ký nhãn hiệu là gì ?
Đăng ký nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp nhãn hiệu cho chủ sở hữu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Đăng ký nhãn hiệu trở nên đặc biệt cần thiết trong bối cảnh thị trường đang cạnh tranh rất khốc liệt. Đăng ký nhãn hiệu sẽ tạo lập lợi thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời cũng bảo vệ sản phẩm khỏi những hành vi xâm phạm, “đánh cắp” nhãn hiệu.
Ai có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?
Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022, 05 tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký nhãn hiệu, bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ
- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu
Vì sao phải đăng ký nhãn hiệu?
Việc đăng ký nhãn hiệu có 03 ý nghĩa rất quan trọng với Doanh nghiệp như sau:
- Thứ nhất, Nhãn hiệu chỉ được pháp luật công nhận quyền sở hữu hợp pháp và bảo hộ trên cơ sở đăng ký tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký tạo cho doanh nghiệp quyền pháp lý độc quyền sở hữu đối với nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nắm trong tay quyền sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu là chủ sở hữu nhãn hiệu có công cụ pháp lý để ngăn cấm việc sao chép, xâm phạm từ các đối thủ cạnh tranh. Do đó, Doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu của mình để tiến hành tự bảo vệ nhãn hiệu của mình sớm nhất có thể.
- Thứ hai, việc đăng ký nhãn hiệu là công cụ marketing hữu hiệu để cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm mang nhãn hiệu đã được đăng ký có lợi thế lớn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm khác. Lý do là, khi mang nhãn hiệu, sản phẩm đó sẽ dễ tiếp cận với người tiêu dùng hơn vì nó có tính đặc trưng thông qua nhãn hiệu và có thể phân biệt với hàng hoá/ dịch vụ khác.
- Thứ ba, đăng ký nhãn hiệu tạo ra nguồn thu nhập cho chủ sở hữu. Với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong tay, chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng nhãn hiệu của mình: nhượng quyền, sử dụng, li-xăng, chuyển nhượng,…
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- √ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc
- √ Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Các loại nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ
- Nhãn hiệu thông thường: bao gồm nhãn hiệu sản phẩm và nhãn hiệu dịch vụ, được sử dụng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Dấu hiệu nào không được đăng ký với danh nghĩa nhãn hiệu?
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá,dịch vụ
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu như thế nào?
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu bao gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Thiết kế và lựa chọn nhãn hiệu muốn đăng ký
Quá trình đầu tiên trong việc đăng ký nhãn hiệu là lựa chọn nhãn hiệu bạn muốn tiến hành bảo hộ. Khi thiết kế, lựa chọn nhãn hiệu, Quý khách hàng cần lưu ý rằng nhãn hiệu phải đảm bảo những điều kiện sau:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
- Bước 2: Đánh giá sơ bộ khả năng đăng ký của nhãn hiệu
Sau khi đã thiết kế và lựa chọn nhãn hiệu đăng ký, Quý khách hàng cần tiến hành đánh giá sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn chính thức để đăng ký nhãn hiệu.
ELITE sẵn sàng hỗ trợ trong việc tư vấn, đánh giá sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu MIỄN PHÍ cho Quý khách hàng nếu được yêu cầu.
- Bước 3: Tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu
Việc tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng là cần thiết để đánh giá được khả năng đăng ký thành công nhãn hiệu nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho Quý khách hàng. Nếu được yêu cầu, ELITE sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng trong việc tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký trước khi nộp đơn.
- Bước 4: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi đã tiến hành thủ tục tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu, khách hàng sẽ tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan chức năng để nhận được ngày ưu tiên sớm nhất.
- Bước 5: Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định cụ thể như sau:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng
– Công bố đơn nhãn hiệu trên công báo điện tử: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ
– Thẩm định nội dung đơn đăng ký: không quá 06 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Lưu ý: Trên thực tế, thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài từ 12-15 tháng do tình trạng quá tải đơn tại Cục SHTT.
- Bước 6: Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
– Trong quá trình thẩm định đơn tại bước 5, trường hợp nhãn hiệu đăng ký không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
– Trường hợp nhãn hiệu đăng ký đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
- Bước 7: Theo dõi tình trạng hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
ELITE theo dõi, hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu và thông báo thời hạn gia hạn hiệu lực văn bằng của Khách hàng. Theo quy định giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Quý Khách hàng lưu ý, để Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được gia hạn hiệu lực, trong vòng 06 tháng trước ngày hết hiệu lực, chủ sở hữu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- 02 tờ khai theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A (mô tả mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu);
- 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau (không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai);
- Giấy uỷ quyền của Chủ đơn cho Tổ chức đại diện SHTT (theo mẫu) nếu nộp qua đại diện;
- Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có);
- Biên lai đóng phí nộp đơn.
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Hình thức, địa chỉ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp bằng hồ sơ giấy:
- ◊ Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Hà Nội
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam,
Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 024 3858 3069
- ◊ Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Hồ Chí Minh
Văn phòng Đại diện Cục SHTT tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh – Điện thoại: (08) 3920 8483 – 3920 8485
– Fax: (08) 3920 8486
- ◊ Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng
Văn phòng Đại diện Cục SHTT tại Đà Nẵng
Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại: 0511.3889955 – Điện thoại : (0511) 3889955 ; Mobile Phone: 0903502566 – Fax : (0511) 3889977
Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến
Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Quý Khách hàng lưu ý, để Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được gia hạn hiệu lực, trong vòng 06 tháng trước ngày hết hiệu lực, chủ sở hữu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Đơn yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
Chi phí đăng ký nhãn hiệu
Chi phí đăng ký nhãn hiệu, bao gồm:
- Lệ phí (phí chính thức) nộp cho Cục sở hữu trí tuệ;
- Phí dịch vụ trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.
Trong mục này, chúng tôi sẽ thông tin cho Quý khách mức phí nộp cho cơ quan đăng ký theo mục (i) nêu trên, với mục phí dịch vụ thuộc mục (ii) chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết khi Quý khách hàng sử dụng dịch vụ.
- Lệ phí nộp đơn đăng ký: 150.000VNĐ;
- Phí thẩm định đơn nhãn hiệu: 550.000VNĐ/01 đối tượng;
- Phí công bố đơn trên công báo giấy, công báo điện tử: 120.000VNĐ;
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 180.000VNĐ/01 đối tượng;
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.
Bí quyết khai thác hiệu quả nhãn hiệu
Nguyên tắc ngày ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu
Theo nguyên tắc này, trong trường hợp có nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp các đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc không khác biệt với nhau thì đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn đầu tiên sẽ được chấp nhận bảo hộ.
Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp cho một đối tượng có cùng ngày ưu tiên thì chỉ chấp nhận bảo hộ cho một đơn duy nhất theo thỏa thuận các các chủ đơn này. Nếu các chủ đơn không thỏa thuận được thì đối tượng đó sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Trong trường hợp đã nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam hoặc tại các quốc gia là thành viên của Công ước Paris về sở hữu công nghiệp, Hệ thống Madrid về bảo hộ nhãn hiệu thì người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho đối tượng đã được nộp trong đơn đầu tiên trong thời hạn nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn xen vào cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của bạn vẫn được coi là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ.
Hướng dẫn xử lý hàng giả, hàng nhái (hàng xâm phạm nhãn hiệu)
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại ELITE LAW FIRM
ELITE LAW FIRM với các Luật sư cùng Cộng sự có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực SHTT, sẵn sàng hỗ trợ quý Khách hàng trong việc tư vấn, đánh giá khả năng bảo hộ, đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… Chúng tôi có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc đăng ký, xử lý xâm phạm nhãn hiệu tại Việt Nam. Chúng tôi rất tự hào và vinh dự có cơ hội hỗ trợ cho nhiều Thương hiệu uy tín hàng đầu thế giới, bao gồm các công ty trong danh sách Fortune 500, như: LG Corp., LG Electronics, LG Household & Healthcare Ltd., Thefaceshop, The Wonderful Company, Accor Group, Smilegate, M&K Holdings, Tokyo Life, Toplist,…
Các bước tư vấn đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi
- Hãy cho chúng tôi biết rõ yêu cầu và mục đích đăng ký nhãn hiệu của bạn
- Tư vấn, tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu của bạn, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trước khi nộp đơn đăng ký
- Chuẩn bị hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng, chính xác theo đúng yêu cầu khách hàng
- Thường xuyên theo dõi và cập nhật tình trạng đơn cho khách hàng để khắc phục các lỗi phát sinh (nếu có)
- Sử dụng phần mềm làm đơn và quản trị hồ sơ để bảo mật thông tin đơn và khách hàng
- Luôn luôn liên lạc, trao đổi thông tin để đáp ứng tốt nhất mong muốn của khách hàng
CAM KẾT CỦA CHÚNG TÔI
Mọi thông tin cần thiết liên quan đến Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật ELITE (ELITE LAW FIRM).
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHANH CHÓNG, HIỆU QUẢ
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ AN TOÀN
ĐỂ KINH DOANH BỀN VỮNG, PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG