Phản Đối Đơn Đăng Ký Nhãn Hiệu

Bởi Elite Law Firm

Phản đối đơn nhãn hiệu là gì?

Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu, mọi người có quyền phản đối việc đó trong khoảng thời gian 05 tháng tính từ ngày mà thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu đó được công bố. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn có cơ hội để đưa ra ý kiến phản đối nếu cho rằng việc cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu đang xâm phạm nhãn hiệu của mình.

Lợi ích của phản đối đơn nhãn hiệu là gì?

Bảo vệ lợi thế cạnh tranh

Phản đối đơn nhãn hiệu là việc bạn bảo vệ lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Điều này đảm bảo rằng các doanh nghiệp khác không thể sử dụng nhãn hiệu tương tự với bạn để lừa dối khách hàng, bán sản phẩm/dịch vụ hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.

Có thêm nguồn thu nhập

Khi phát hiện đang có người khác muốn đăng ký nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu của mình. Bạn có thể kiếm tiền bằng cách cho phép người đó sử dụng nhãn hiệu của bạn. Điều này có thể giúp bạn có thêm nguồn thu nhập và mở rộng tầm ảnh hưởng của nhãn hiệu.

Hậu quả khi không phản đối đơn nhãn hiệu là gì?

Mất đi sự cạnh tranh trên thị trường

Nếu bạn không phản đối đơn nhãn hiệu và để cho các doanh nghiệp khác đăng ký thành công và sử dụng một nhãn hiệu tương tự với bạn. Điều này có thể làm mất đi sự độc đáo của thương hiệu.

Ảnh hưởng xấu tới hình ảnh thương hiệu

Bạn có thể đối mặt với tình huống không thể bảo vệ tên thương hiệu độc quyền của mình. Khi một nhãn hiệu tương tự được đăng ký, bạn có thể sẽ phải đối mặt với các rủi ro các nhãn hiệu tương tự sản xuất hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh thưởng hiệu bạn đã xây dựng.

Thực hiện phản đối đơn nhãn hiệu như thế nào?

Theo Điều 112a Luật Sở hữu trí tuệ 2022, phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu được quy định như sau:

 

“1. Trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, trong các thời hạn sau đây, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ:

a) Chín tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố;

b) Bốn tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố;

c) Năm tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố;

d) Ba tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố.

2. Ý kiến phản đối quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập thành văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh và phải nộp phí, lệ phí.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm xử lý ý kiến phản đối quy định tại khoản 2 Điều này theo trình tự, thủ tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.”

 

Để tránh những khó khăn không đáng có khi phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu, và nhanh chóng hoàn tất thủ tục đăng ký nhãn hiệu để tiến hành việc kinh doanh, Bạn nên chọn đơn vị tư vấn đại diện có kinh nghiệm và uy tín để giúp bạn đăng ký nhãn hiệu thành công, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

 

Với đội ngũ có chuyên môn sâu và hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dựa trên sáu Giá trị cốt lõi của mình, gồm: Chính trực, Thấu cảm, Trách nhiệm, Cẩn thận, Quyết tâm và Học hỏi, Chúng tôi (ELITE Law Firm) cam kết đồng hành cùng Bạn và sẽ hỗ trợ Bạn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu một cách thành công, nhanh chóng và tiết  kiệm. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Tag: Nhãn hiệu

Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0988.746.527 | ĐT: 024-37373051

Email: info@lawfirmelite.com/vi

 

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHANH CHÓNG, HIỆU QUẢ

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ AN TOÀN

ĐỂ KINH DOANH BỀN VỮNG, PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG

Bình luận bài viết

X
Contents