Bạn cần làm gì khi tên kênh Youtube bị chiếm đoạt? by ELITE LAW FIRM

Bạn cần làm gì khi tên kênh Youtube bị chiếm đoạt?

Đây là vấn đề mà nhiều chủ sở hữu kênh Youtube đang băn khoăn trước việc tên kênh của họ có nguy cơ hoặc đã bị một người thứ ba đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho tên kênh Youtube đó. ELITE LAW FIRM mời Quý khách hàng và bạn đọc theo dõi bài viết sau để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên.

Bạn cần làm gì khi tên kênh Youtube bị chiếm đoạt? by ELITE LAW FIRM

Tóm tắt một vụ việc điển hình

Mới đây, trên trang fanpage của mình, streamer P.P (kênh YouTube khá nổi tiếng với hơn 3,6 triệu người theo dõi, đăng ký kênh) bất ngờ thông báo thương hiệu làm nên tên tuổi của anh là “P.P.” đã bị người khác đăng ký thương hiệu lên Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Đơn đăng ký nhãn hiệu tên kênh Youtube của Streamer P.P bị người thứ ba đăng ký tại Cục SHTT

Đơn đăng ký nhãn hiệu tên kênh Youtube của Streamer P.P bị người thứ ba đăng ký tại Cục SHTT

Cụ thể, nguyên văn chia sẻ của streamer 30 tuổi như sau: “Mới được người bạn thông báo có bên đăng ký thương hiệu tên mình lên cục trí tuệ. Nên một ngày có ông nào hay chị nào stream tên tui trên fanpage này thì cũng ko bất ngờ nha. Hay là ra bún mắm P.P, mắm tôm P.P, rửa bát P.P, xà bông P.P… xong một ông giám đốc đẹp trai 6 múi hay một cô xinh đẹp chủ tịch…”.

Bên cạnh đó, anh cũng chia sẻ sẽ liên hệ với người đã đăng ký tên thương hiệu để thương lượng. Nếu thương lượng không thành công, P.P rất có khả năng mất cả Fanpage và YouTube với hơn 3,6 triệu người theo dõi.

Được biết, thương hiệu có tên P.P (tên kênh Youtube) đã được một người có tên N. X. H có địa chỉ tại Hà Nội nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (SHTTVN).

Quyền sở hữu thương hiệu, thông qua Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, là loại giấy tờ quan trọng. Với hai mạng xã hội YouTube và Facebook, đây là căn cứ pháp luật để giải quyết các khiếu nại giữa người dùng. Theo đó, về nguyên tắc, người sở hữu giấy chứng nhận có thể yêu cầu Google (chủ sở hữu trang Youtube) tạm dừng kênh thậm chí xóa kênh đối với khoản sử dụng tên thương hiệu của họ nếu có bằng chứng vi phạm. Do đó, trên lý thuyết, hai kênh mạng xã hội nêu trên của P.P đang gặp nguy hiểm.

Theo thông tin từ website của Cục SHTTVN, thương hiệu P.P được đăng ký hoạt động trong nhóm kinh doanh dịch vụ giải trí; dịch vụ cung cấp các thông tin giải trí thông qua việc đăng trên các trang mạng xã hội; làm video (không phải video quảng cáo); sản xuất các chương trình phát thanh và truyền hình; giải trí trên truyền hình, giáo dục (Nhóm 41).

Bên dưới bài viết của P.P, dân mạng tỏ vẻ bất bình khi có ai đó đang cố tình lợi dụng tên tuổi mà P.P xây dựng bấy lâu nay để làm thương hiệu. Sự việc này khiến nhiều người liên tưởng đến trường hợp trước đó của Tam Mao TV và Độ Mixi.

Xét về phương thức, có thể thấy sự tương đồng đáng kể giữa hai vụ việc. Nhưng ở trường hợp của P.P, mọi sự vẫn còn có thể cứu vãn được vì đơn đăng ký nhãn hiệu đứng tên cá nhân  N. X. H vẫn chưa được cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Văn bằng bảo hộ. Do đó, về lý thuyết, ông hoàng streamer P.P. vẫn có khả năng giành lại được quyền sở hữu nhãn hiệu “P.P” nếu thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết.

Nguyên nhân

      Những người nổi tiếng – Key opinion leader (viết tắt là KOL) trên mạng xã hội Youtube thường có sức ảnh hưởng và có nguồn thu nhập từ kênh truyền thông này. Nhận thấy tiềm năng của quyền sở hữu nhãn hiệu tên kênh Youtube trước chủ kênh và am hiểu quy định của Youtube ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký hợp pháp làm tên kênh Youtube. Nghĩa là nếu họ đăng ký tên kênh của người nổi tiếng, họ có thể có quyền kiểm soát bằng cách gửi yêu cầu (claim) đề nghị Youtube xử lý kênh youtube vì hành vi sử dụng nhãn hiệu trái phép của họ. Từ đó, họ có thể yêu cầu chủ kênh phải trả một khoản phí chuyển nhượng nếu chủ kênh không muốn mất tên kênh Youtube của mình. Như vậy, về bản chất, mục đích của những hành vi nêu trên nhằm đầu cơ và có thể có mục đích kiếm được một khoản chi phí khi đã đăng ký trước nhãn hiệu tên kênh Youtube của người khác.

       Trong vụ việc P.P bị đăng ký tên nhãn hiệu bởi người khác như nêu trên là một ví dụ điển hình của câu chuyện tên kênh Youtube bị chiếm đoạt. P.P là một streamer (người sáng tạo nội dung youtube thường về game bằng cách quay và phát trực tiếp video trận game của mình cho khán giả xem) có sức ảnh hưởng với 3,63 triệu lượt đăng ký trên Youtube nên việc tên kênh Youtube bị bên thứ ba chiếm đoạt sẽ gây thiệt hại lớn cho chủ kênh và là bài học cảnh tỉnh cho các chủ kênh Youtube khác về việc chủ động đăng ký bảo hộ quyền nhãn hiệu cho kênh Youtube của mình. Với quá trình tham gia và gây dựng sức ảnh hưởng trên kênh Youtube của mình, chắc chắn Chủ kênh P.P không dễ dàng để từ bỏ quyền sở hữu và cũng là kênh kiếm tiền chủ yếu của mình. Vì vậy, có khả năng cao là streamer này sẽ chấp nhận “deal giá” (đàm phán giá) với người đăng ký nhãn hiệu cho mục đích đầu cơ nêu trên.

Hậu quả và giải pháp

Có thể dễ dàng thấy rằng, nếu P.P không thỏa hiệp với người đăng ký nhãn hiệu nêu trên, anh sẽ bị mất kênh, ngay cả khi anh thực hiện biện pháp đổi tên kênh của mình.

Tuy nhiên, may mắn khi anh đã phát hiện sớm, vì đơn đăng ký trên mới chỉ được Cục SHTT chấp nhận đơn về hình thức.

Khi đăng ký nhãn hiệu, phải thông qua quá trình thẩm định hình thức, công bố đơn và thẩm định nội dung trước khi được cấp Văn bằng bảo hộ. Đơn đăng ký trên mới vượt qua quá trình thẩm định hình thức.

Theo Điều 112 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành: “Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh”.

Vụ việc này của P.P vẫn có phương án giải quyết tối ưu giúp anh này tiết kiệm chi phí, lấy lại được quyền sở hữu nhãn hiệu tên kênh Youtube của mình.

Cách phòng tránh thông điệp cho các Chủ kênh Youtube

Một số cách xử lý giúp Youtuber (Chủ kênh Youtube) chống lại hành vi chiếm đoạt tên kênh Youtube để đăng ký nhãn hiệu của người thứ ba:

  • Nếu đơn đăng ký chưa được cấp Văn bằng bảo hộ, Chủ kênh Youtube có thể nộp Công văn phản đối đơn vào Cục SHTT (theo Điều 112 Luật SHTT).
  • Nếu đơn đăng ký đã được cấp Văn bằng bảo hộ, Chủ kênh Youtube có thể nộp đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của GCN đăng ký nhãn hiệu đó (theo Điều 96 Luật SHTT). Ngoài ra, chủ đơn có quyền khởi kiện tại Tòa án để đòi lại nhãn hiệu của mình.

Từ vụ việc Tam Mao TV, P.P, MISTHY,… cũng như nhiều Youtuber khác bị người khác đăng ký tên kênh, để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, các Youtuber nên đăng ký nhãn hiệu cho tên kênh tại Cục Sở hữu trí tuệ càng sớm càng tốt.

Các chủ kênh Youtube nên nhận thức rõ rằng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho tên kênh là một bước quan trọng nhất trong kinh doanh vì nó xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình và cũng là cơ sở pháp lý để xây dựng thương hiệu về lâu dài cho mình. Ngoài ra, việc đăng ký nhãn hiệu ngay sau khi thành lập kênh Youtube và được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu giúp chủ kênh Youtube có thể yên tâm đầu tư, phát triển, quảng bá kênh mà không lo vướng các tranh chấp pháp lý, đồng thời có thể xử lý các bên khác mạo danh kênh Youtube của mình.

Để được hỗ trợ và cấp bằng nhanh nhất, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi. với kinh nghiệm và chuyên môn cao về đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo hộ thương hiệu mong muốn có thể giúp bạn ngay hôm nay.

 

Công ty luật Elite Law Firm

Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, P Khương Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Gọi cho chúng tôi theo SĐT: 0988746527, sẽ luôn có người bắt máy ở đầu dây bên kia hoặc liên lạc cho chúng tôi:

– qua Zalo theo SĐT 0988746527 hoặc

– Email info@lawfirmelite.com/vi

Tìm hiểu thêm về Elite Law Firm tại website www.lawfirmelite.com/vi

Keywords: bảo hộ tên kênh Youtube, đăng kí nhãn hiệu, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho kênh Youtube, ELITE LAW FIRM

Bình luận bài viết

X
Contents