Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài – Phần thưởng dành cho người đến trước

Thực tế có rất nhiều Doanh nghiệp đang tập trung kinh doanh mà quên đi yếu tố “quản trị thương hiệu” để rồi có rất nhiều hậu quả xảy ra.

Năm 2000, thương hiệu cà phê Trung Nguyên tại Mỹ đã bị Công ty Rice Field đăng kí bảo hộ tại Tổ chức Bảo hộ trí tuệ thế giới (WIPO), sau 2 năm đàm phám và thương thảo Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối tại Mỹ. Thương vụ này tốn của Trung Nguyên hàng trăm nghìn USD và ngay sau đó, công ty này đã đi đăng kí thương hiệu tại 60 quốc gia khác trên thế giới. Hay như Nước mắm Phú Quốc cũng từng bị Công ty Viet Huong Fishsauce – Mỹ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Mỹ và cộng đồng chung châu Âu, Trung Quốc và Australia. Hình ảnh thương hiệu mà Viet Huong Fishsauce đăng ký bảo hộ chính xác là có chữ “Phú Quốc” kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ Việt Nam, đồng thời có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí huyện đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang. Việc Viet Huong Fishsauce đăng ký nhãn hiệu “Phú Quốc và hình ảnh” dưới tên của mình gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho người tiêu dùng về nguồn gốc Phú Quốc gắn liền với sản phẩm nước mắm nổi tiếng đang được Việt Nam bảo hộ.

(Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn)

Trên đây là hai trường hợp điển hình cho các doanh nghiệp trong câu chuyện mất thương hiệu bởi quên không đăng ký. Bởi lẽ, các Doanh nghiệp thường hay lầm tưởng rằng bảo hộ Sở hữu công nghiệp có tính toàn cầu, chỉ cần nộp đơn đăng kí nhãn hiệu, sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp ở nước sở tại là họ sẽ tự động nhận được sự bảo hộ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, quyền sở hữu trí tuệ chỉ có tính lãnh thổ (được bảo hộ theo pháp luật trong lãnh thổ của mỗi quốc gia) và các cơ quan đăng ký xác lập quyền Sở hữu trí tuệ chỉ cấp sự bảo hộ theo pháp luật quốc gia hay (khu vực) có liên quan. Trái lại, trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan việc bảo hộ lại có tính tự động và bảo hộ rộng rãi ở nhiều quốc gia (theo Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật)

Bên cạnh đó, nộp đơn đăng kí bảo hộ Sở hữu công nghiệp ở nước ngoài quá muộn cũng là một trong những vấn đề mà các Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Đối với một số quyền sở hữu trí tuệ như sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp, các Doanh nghiệp nên đăng kí bảo hộ tại các nước xuất khẩu trong một thời hạn nhất định kể từ ngày nộp đơn trong nước. Thông thường, thời hạn này được coi là “thời hạn ưu tiện” (1 năm đói với sáng chế và giải pháp hữu ích và 06 tháng đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp). Việc không nộp đơn trong thời hạn ưu tiên có thể khiến Doanh nghiệp mất đi khả năng bảo hộ tại nước ngoài, và do đó, tạo ra lỗ hổng cho các công ty khác sao chép miễn phí sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là thành quả sáng tạo của mình.

Một số lời khuyên của Luật sư ELITE đối với các Doanh nghiệp khi bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp ở nước ngoài:

  1. Về thời gian bảo hộ:

Về bằng độc quyền sáng chế: hầu hết các quốc gia đều cho phép thời hạn hưởng quyền ưu tiên là 12 ngày kể từ ngày nộp đơn đầu tiện cho việc yêu cầu cấp bằng độc quyền ở nước khác.

Về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp: hầu hết các quốc gia đều quy định thời hạn hưởng quyền ưu tiên là 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên cho nhãn hiệu yêu cầu đăng kí cho nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp ở các nước khác.

  1. Cách bảo hộ tài sản trí tuệ của Doanh nghiệp ở nước ngoài:
  • Nộp đơn quốc gia: Doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự bảo hộ một cách độc lập ở các quốc gia riêng biệt bằng cách trực tiếp nộp đơn tới Cơ quan SHTT/SHCN quốc gia. Mỗi đơn có thể sẽ phải được dịch sang ngôn ngữ theo quy định, nộp lệ phí đơn quốc gia, trường hợp đối với bằng độc quyền sáng chế, Doanh nghiệp có thể cần phải ủy thác cho luật sư hoặc đại diện SHCN.
  • Nộp đơn khu vực: Một số nước đã xây dụng các thỏa thuận khu vực cho việc đạt được sự bảo hộ quyền SHTT trên toàn khu vực chỉ với một đơn. Các cơ quan SHTT khu vực bao gồm: Cơ quan Sáng chế châu Âu (cho các văn bằng bảo hộ sáng chế châu Âu), Cơ quan Hài hòa hóa thị trường nội địa (cho các nhãn hiệu cộng đồng ở châu Âu), Cơ quan SHCN khu vực châu Phi (cơ quan SHTT khu vực dành cho các nước châu Phi nói tiếng Anh, cho sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp), …
  1. Bảo hộ quốc tế đối với quyền sở hữu công nghiệp:

Ưu thế hơn việc nộp các đơn quốc gia bằng nhiều thứ tiếng, hệ thống bảo hộ quốc tế cho phép Doanh nghiệp nộp một đơn, bằng một thứ tiếng và chỉ phải trả một khoản lệ phí nộp đơn. Nộp đơn quốc tế không chỉ tạo thuận tiện cho quy trình mà trong trường hợp của nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp đã giảm thiếu đáng kể chi phí để có được sự bảo hộ quốc tế. Hệ thống quản lý bởi WIPO về bảo hộ quốc tế bao gồm ba cơ chế bảo hộ cho các quyền SHCN: Bảo hộ quốc tế đối với sáng chế, Bảo hộ quốc tế đối với nhãn hiệu, Bảo hộ quốc tế đối với kiểu dáng công nghiệp.

  1. Đăng kí nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid (Hệ thống Madrid)

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid là hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế được áp dụng đối với các nước là thành viên của Thỏa ước và/hoặc Nghị định thư Madrid (Việt Nam hiện là thành viên của cả hai hiệp ước này).

Đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam, muốn đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài có thể đăng ký thủ tục theo hệ thống Madrid, thủ tục này gọi là đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước và/hoặc Nghị định thư Madrid có nguồn gốc Việt Nam.

Xử lý đơn: Cục SHTT Việt Nam có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế (WIPO) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Hồ sơ nộp đơn gồm:

  • Đơn đăng kí quốc tế nhãn hiệu ( tiếng Anh và tiếng Pháp)
  • Tờ khai (theo mẫu)
  • Mẫu nhãn hiệu ( 09 mẫu kích thước 80 x 80 mm)
  • Các tài liệu liên quan (nếu cần)
  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận nhãn hiệu hoặc Đơn đăng kí nhãn hiệu tại Việt Nam
  • Ủy quyền

 

  1. Đăng kí bảo hộ sáng chế quốc tế (theo Hiệp ước hợp tác sáng chế – PCT)

 

Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại các nước theo Công ước Paris
  • Nộp đơn sáng chế quốc tế PCT có nguồn gốc tại Việt Nam

Nguồn: Những điều chưa biết về sở hữu trí tuệ, Sở hữu trí tuệ dành cho Doanh nghiệp

Bình luận bài viết

X