Giải pháp cho doanh nghiệp khi phát hiện nhãn hiệu bị xâm phạm

Luật sư Nguyễn Trần Tuyên: Khi phát hiện một tổ chức hoặc cá nhân khác xâm phạm nhãn hiệu đang được bảo hộ của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể thực hiện một hoặc nhiều biện pháp xử lý về hành chính, dân sự hoặc hình sự, như sau:

  1. Gửi thư Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu: Chủ sở hữu nhãn hiệu gửi thông báo bằng văn bản đến chủ thể đang có dấu hiệu xâm phạm. Trong văn bản cần thể hiện đầy đủ các thông tin về căn cứ phát sinh, văn bằng, phạm vi, thời hạn bảo hộ. Đặc biệt cần có nội dung ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi của mình; Hoặc
  2. Gửi hồ sơ yêu cầu xử lý đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu: Chủ sở hữu nhãn hiệu yêu cầu cơ quan có thẩm quyền (như Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan) ra quyết định kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính. Hoặc
  3. Nộp hồ sơ Khởi kiện ra tòa để yêu cầu Tòa áp dụng các biện pháp như: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc xin lỗi, cải chính công khai theo thủ tục dân sự; hoặc
  4. Nộp hồ sơ đến cơ quan Công an có thẩm quyền yêu cầu điều tra, khởi tố đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam, thì có thể bị Phạt tiền tối đa đến 1 tỷ đồng hoặc phạt Cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc bị Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; Đối với tổ chức/pháp nhân thương mại mà xâm phạm nhãn hiệu thì có thể chịu mức Phạt tiền tối đa đến 5 tỷ đồng hoặc Tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 6 tháng đến 2 năm theo quy định.

Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0988.746.527 | ĐT: 024-37373051

Email: info@lawfirmelite.com/vi

 

Bình luận bài viết

X