Tổng quan hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam

Tổng quan hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam

Elite xin giới thiệu tới Quý khách hàng tổng quan về hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Hệ thống tổ chức quản lý sở hữu trí tuệ Việt Nam

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Hành vi xâm phạm quyền SHTT gây tổn thất, thiệt hại cho người tiêu dung hoặc cho xã hội;

2. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển hoặc buôn bán hàng hóa giả mạo về SHTT;

3. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ.

Các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp dân sự

Cơ quan có thẩm quyền áp dụng:

♦ Tòa án nhân dân cấp cao;

Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

Tòa án nhân dân cấp huyện.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT;

Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

Buộc bồi thường thiệt hại;

Buộc tiêu hủy, phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa..

Thời gian xử lý: 1-2 năm hoặc thậm chí lâu hơn.

Biện pháp hành chính

Cơ quan có thẩm quyền:

♦ Thanh tra chuyên ngành (về Văn hóa, Khoa học và Công nghệ, Thông tin);

♦ Cơ quan quản lý thị trường;

♦ Cơ quan hải quan;

♦ Cảnh sát kinh tế;

♦ Cục quản lý cạnh tranh;

♦ Ủy ban nhân dân.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Biện pháp hành chính

♦ Cảnh báo vi phạm; hoặc

♦ Phạt tiền (tối đa 500 triệu đồng, khoảng 22.000 đô la Mỹ đối với công ty vi phạm; tối đa 250 triệu đồng, khoảng 1.000 đô la Mỹ đối với người vi phạm).

Biện pháp xử phạt bổ sung

Tịch thu và tiêu hủy hàng hóa vi phạm;

Đình chỉ có thời hạn giấy phép kinh doanh của người vi phạm.

Thời gian xử lý: 3-5 tháng

Biện pháp hình sự

Cơ quan có thẩm quyền:

Tòa án nhân dân cấp cao;

Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

Tòa án nhân dân cấp huyện.

Biện pháp khắc phục hậu quả (đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng bản quyền hoặc các quyền liên quan hoặc nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý)

Hình thức xử phạt đối với cá nhân:

Phạt tiền (tối đa là 1 tỷ đồng, tương đương khoảng 43.650 USD), hoặc;

Cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc;

Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm;

Hình thức xử phạt đối với pháp nhân thương mại:

Phạt tiền (tối đa là 5 tỷ đồng, tương đương khoảng 218.245 USD), hoặc;

Tạm ngừng hoạt động đến 2 năm

Thời gian xử lý: 1-2 năm

Biện pháp kiểm soát hải quan

Cơ quan có thẩm quyền

Đăng ký giám sát hải quan: Cục giám sát quản lý về hải quan (thuộc Tổng cục hải quan Việt Nam);

Tạm dừng làm thủ tục hải quan: Cục điều tra chống buon lậu (thuộc Tổng cục hải quan Việt Nam) và các chi Cục hải quan (thuộc Các Cục hải quan cấp tỉnh).

Biện pháp khắc phục hậu quả

Thu thập bằng chứng về hành vi xâm phạm quyền SHTT để khởi kiện đối với chủ thể xâm phạm quyền SHTT theo thủ tục hành chính, thủ tục dân sự, tố tụng hình sự.

Thời gian xử lý

Đăng ký kiểm tra, giám sát hải quan để thực thi quyền SHTT tại Việt Nam tiến hành trong thời hạn 2 năm.

Tạm dừng làm thủ tục hải quan: 10-20 ngày làm việc.

Số liệu thống kê thực thi quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam

Thụ lý theo thủ tục hành chính

Năm

Số vụ vi phạm

Tổng tiền phạt

Tổng giá trị hàng hóa vi phạm

2015

3,255

23,057 tỷ đồng

24,404 tỷ đồng

2016

4,018

26,403 tỷ đồng

38,767 tỷ đồng

2017

4,521

34,659 tỷ đồng

32,065 tỷ đồng

Nguồn: Quản lý thị trường Việt Nam

  • Xử lý theo thủ tục dân sự: 43 vụ
  • Xử lý theo thủ tục hình sự: 12 vụ
  • Xử lý bằng biện pháp hành chính: khoảng 98%
  • Xử lý bởi Tòa án và các biện pháp Hải quan: khoảng 2%

Tags: Thực thi quyền SHTT

 

Địa chỉ: 255 Hoàng Văn Thái, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0988.746.527 | ĐT: 024-37373051

Email: info@lawfirmelite.com/vi

 

 

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHANH CHÓNG, HIỆU QUẢ

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ AN TOÀN

ĐỂ KINH DOANH BỀN VỮNG, PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG

Bình luận bài viết

X
Contents